Ủng hộ hạn chế xe máy vào trung tâm TP.HCM...
Đa số người đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM khi được ICTnews hỏi đều đồng tình việc hạn chế và tiến tới cấm xe máy lưu thông ở khu vực trung tâm TP.HCM trong thời gian sắp tới,ấmxemáyvàonộiđôTPHCMĐồngtìnhnhưngrấtkhóthựchiệviệt nam mấy giờ đá kèm với đó phải có phương tiện công cộng di chuyển phù hợp.
Quang cảnh ùn tắc thường xảy ra vào giờ cao điểm tại TP.HCM - Ảnh: Hải Đăng |
Đề án Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn thành phố đề nghị từ nay đến năm 2020 hạn chế xe máy trên hai tuyến đường, giai đoạn 2021-2025 hạn chế xe máy vào Quận 1, 2025 đến 2030 hạn chế và tiến tới cấm xe máy vào một số quận trung tâm TP.HCM.
Anh Đào Vũ Hải, nhân viên một công ty ở Quận 11, có nhà nằm ngay trên tuyến đường dự kiến bị cấm xe máy, cho rằng khi đó anh đi làm sẽ gặp trở ngại nghiêm trọng, đành phải đi xe buýt hoặc dịch vụ vận chuyển như Grab, taxi. Tuy vậy, anh Hải đồng tình với ý kiến cấm xe máy, vì giải quyết bài toán kẹt xe, gây ô nhiễm, phần nào giảm thiểu tai nạn giao thông do xe máy gây ra.
Anh Nguyễn Phương Bình, làm việc tại Quận 1, cho rằng số lượng người nhập cư vào TP.HCM ngày càng đông, số lượng xe máy quá nhiều dẫn đến việc ùn tắc giao thông, do đó giải pháp cấm xe máy là hợp lý. Tuy nhiên, anh Bình cho rằng cũng nên có biện pháp hạn chế xe ô tô vì phương tiện này gây ùn tắc không kém.
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM tính đến tháng 8/2017, toàn thành phố có gần 8 triệu phương tiện, trong đó có 7,3 triệu xe máy, mỗi tháng trung bình có thêm 30.000 xe máy mới.
Dù đồng tình với phương án cấm xe máy, những người được hỏi trong bài này đều cho rằng cần có phương tiện công cộng phù hợp, văn minh, phủ nhiều tuyến để người dân dễ di chuyển. Đầu các tuyến cấm xe máy nên quy hoạch bãi gửi xe để từ đó chuyển sang các phương tiện công cộng.
Chị Trần Bích Liên hàng ngày đi làm từ Bình Dương lên trung tâm Quận 1 bằng xe buýt, bỏ hoàn toàn việc đi xe máy từ năm 2014 đến nay.
“Văn hóa xe máy nảy sinh rất nhiều vấn đề về môi trường, bộ mặt xã hội và tính cách của người đi xe máy nữa. Tôi ủng hộ việc cấm xe máy”, chị Liên khẳng định.
Văn phòng của chị Liên ngay tại trung tâm Quận 1 nên khá dễ di chuyển, chị thường đi xe buýt, đi bộ, và đi taxi do công ty chi trả. Tuy vậy, chị cho biết công việc trước kia của chị là nhân viên kinh doanh thường phải đi gặp khách hàng, chị cũng đi bộ và xe buýt.
“Cách đây vài năm công ty tôi ở Quận 4, đi bộ ra trạm xe buýt mất 400 mét, đi xe buýt cũng khá mất thời gian. Nhưng giờ tuyến xe buýt dày hơn nhiều rùi, nếu tôi ra trạm mà thấy xe đông tôi sẽ bỏ chuyến đó, đợi chuyến sau chưa tới 10 phút”, chị Liên nói.
“Và thực ra để ý tìm hiểu một chút thì các tuyến xe buýt đã phủ rất rộng, muốn đi đâu cũng đến được, các trạm cách nhau rất gần, đi một chuyến chưa được thì đi 2-3 chuyến. Ở nước khác người ta cũng đi buýt ra tàu điện, rồi xuống tàu điện phải đi buýt nữa mới tới công ty thôi”, chị Liên nói thêm.
Khảo sát của Sở Giao thông vận tải, Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải trên 35 ngàn người cho biết hơn 62,5% ý kiến người dân cho rằng cần hạn chế lưu thông ô tô con, xe máy (trong đó gần 41% đồng ý hoàn toàn và gần 22% đồng ý khi vận tải hành khách công cộng đáp ứng được nhu cầu đi lại). Các giải pháp được đồng tình nữa bao gồm điều chỉnh giờ học, giờ làm lệch ca, thu phí ôtô vào khu vực trung tâm, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông.
... nhưng sẽ có bất cập