您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Tình người trong xóm ngụ cư Sài Gòn mùa dịch Covid
NEWS2025-01-19 15:09:34【Ngoại Hạng Anh】2人已围观
简介Ông Nguyễn Văn Khá,ìnhngườitrongxómngụcưSàiGònmùadịtây ban nha Tổ trưởng tổ dân cư số 58, ấp 1A, xã tây ban nhatây ban nha、、
Ông Nguyễn Văn Khá,ìnhngườitrongxómngụcưSàiGònmùadịtây ban nha Tổ trưởng tổ dân cư số 58, ấp 1A, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM cho biết, xóm trọ này được hình thành từ năm 1999, chủ trọ là một người dân trong ấp. Trước đây, xóm có hơn 100 hộ dân sống. Họ đến từ hầu hết các tỉnh miền Tây, một số người là dân thành phố và chủ yếu là hộ nghèo. Công việc của họ chủ yếu là bán vé số, lượm ve chai, phục vụ quán ăn, bán hàng... |
Theo ông Khá, trước đây, xóm trọ này phức tạp, người ở trọ không chịu khó làm ăn. Cuối năm 2019, chính quyền địa phương đã cử lực lượng xuống làm việc với chủ trọ và người thuê trọ. Hiện nay, xóm trọ này đã được 'thay da đổi thịt'. |
Nếu như trước đây, xóm chủ yếu là những căn phòng ọp ẹp, tường và mái bằng tôn, thì giờ đây đã được xây bằng bê tông, cốt thép. Số người ở trọ cũ chỉ còn gần 30 hộ. |
Một số gia đình cũng tận dụng bãi đất trống để làm chuồng nuôi gà. Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và việc cách ly toàn xã hội được thực thi, cuộc sống, kinh tế của người dân trong xóm bị ảnh hưởng rất nhiều. |
Gia đình bà Nga ở đây được hơn 10 năm. Vợ chồng bà có 5 người con, đều đã có gia đình riêng. Các con sinh lần lượt cho ông bà 15 đứa cháu. |
Ở trong căn phòng trọ, tường và trần bằng tôn, giữa trưa nắng không khí trong nhà và ngoài trời không khác nhau là mấy. Dù thế, bà Nga vẫn vừa trông cháu, vừa nấu ăn, dọn dẹp nhà. |
Chị Huỳnh Thị Kim Nhung, 45 tuổi, từng ly hôn chồng. 8 năm trước, chị dọn đến xóm trọ sống như vợ chồng với người đàn ông làm nghề phụ hồ. Công việc của chị là làm công nhân cho cơ sở đậu nành ở Chợ Lớn. Hơn 5 tuần qua, cơ sở đóng cửa, chị phải nghỉ việc. Chồng chị làm phụ hồ cũng phải ở nhà hơn tuần nay vì lệnh cách ly toàn xã hội. Không việc làm, không có thu nhập, cuộc sống của hai vợ chồng khó khăn hơn. |
Chị Nhung cho biết, căn phòng chị đang thuê có giá 800 ngàn đồng. Ngày 6/4 là đến hạn đóng tiền nhà, nhưng chị chưa có đủ để đóng. 'Hôm qua, ông chủ nhà có đến hỏi, nhưng tôi xin khất mấy ngày nữa. Nói là vậy, nhưng giờ dịch bệnh thế này, không biết kiếm đâu ra tiền', chị Nhung nói. Chị cho biết, mấy hôm trước, có một nhóm người đến xóm trọ xin thông tin từng nhà, hứa sẽ mang dầu ăn, gạo, nước mắm đến cho nhưng chị không có nhà nên không nhận được phiếu. |
Chị Trần Thụy Thúy Thanh, 34 tuổi là mẹ đơn thân nuôi hai con 1 tuổi và 7 tuổi. Trước đây, chị bán hàng ở một cửa hàng bán đồ inox, tháng được hơn 7 triệu đồng. Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cửa hàng nơi chị làm đã đóng cửa, cho người làm nghỉ việc, hẹn khi nào hết dịch đến làm lại. 'Không biết khi nào mới hết dịch nữa', chị Thanh thở dài. |
Không có thu nhập, nhưng tiền thuê nhà, sữa, bỉm cho con, tiền ăn tiền uống vẫn phải chi, chị Thanh đành phải gửi con nhỏ 1 tuổi cho bố mẹ chăm để nấu đồ ăn bán kiếm thu nhập. Mỗi ngày, chị sẽ làm một món rồi đẩy đi bán hoặc bán cho khách tại khu trọ. Hôm 7/4, chị làm món bánh tráng cuốn tôm, thịt để bán. Chị Thanh cho biết, mỗi ngày, chị kiếm được hơn 100 ngàn đồng tiền bán đồ ăn, đủ để lo ăn uống cho ba mẹ con. Chị cho biết, thương hoàn cảnh của mấy mẹ con, những người trong xóm ai cũng mua ủng hộ. |
Cách đó mấy mét bà Huỳnh Thị Ngọc Phượng, 58 tuổi, quê Bến Tre sống một mình trong căn phòng rộng 10 m2.10 giờ trưa, ngoài trời nắng nóng, bên trong căn phòng ọp ẹp cũng oi bức, bà Phượng bị hen suyễn, bệnh tim nên phải nằm nghỉ. Bà cho biết, đang mưu sinh bằng công việc nhặt ve chai. Từ khi việc cách ly toàn xã hội được thực thi, thu nhập từ công việc nhặt ve chai của bà cũng chỉ bữa có bữa không. |
Thương hoàn cảnh của bà, mỗi người trong xóm phụ giúp một ít cho bà mua thuốc uống. Có người thì mang đồ ăn sang cho. 'Nhận của họ nhiều, tôi cũng ngại', bà Phượng nói. Cứ khi sức khỏe đỡ yếu, bà lại đẩy xe đi nhặt ve chai, bán kiếm thêm thu nhập. 'Ở ngôi chùa gần đây có phát cơm từ thiện, hôm nào đi nhặt ve chai là tôi ghé lấy ăn. Hôm nào mệt nằm nhà thì thôi', bà Phượng kể. |
Sáng ngày 7/4, sức khỏe đỡ hơn, bà Phượng đẩy xe đi nhặt được một ít ve chai. Vì dịch bệnh nên các hàng quán đóng cửa hoặc bán ít, vì thế, bà không nhặt được nhiều. Bà Phượng cho biết, số ve chai này sẽ gom lại mang cất, chờ nhiều hơn sẽ mang đi bán. |
Trưa ngày 7/4, một cán bộ phường xuống xóm trọ nhắc người dân hãy tuân thủ việc hạn chế ra đường, tránh tụ tập đông người, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên để hạn chế virus corona lây lan. Được mọi người trong xóm cho biết, dịch bệnh nhưng không được chủ trọ giảm tiền phòng, vị cán bộ hứa sẽ vận động chủ trọ chia sẻ khó khăn với bà con. Người này cũng cho biết, thời gian qua, UBND xã cũng đã vận động được 20 chủ phòng trọ giảm tiền cho người thuê trọ. |
Vợ chồng Sài Gòn nghỉ kinh doanh, nấu cơm, phát ngàn bao gạo cho người nghèo
Mỗi ngày thu nhập 6-7 triệu đồng từ kinh doanh quán ăn, nhưng vợ chồng chị Trang treo biển nghỉ để nấu cơm, mang gạo đi phát cho người nghèo trong thời gian thực hiện cách ly xã hội.
很赞哦!(5963)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Hilal vs Al Fateh, 22h05 ngày 16/1: Khó cho cửa trên
- Giá xăng giảm tiếp, về dưới 22.000 đồng/lít
- Những lần các shark bị "mắc cạn"
- Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 9 tháng tăng trưởng âm
- Nhận định, soi kèo STK Samorin vs Spartak Trnava, 16h30 ngày 16/1: Tưng bừng bắn phá
- Hà Nội: Xe tải tuột dốc đè bẹp xe máy, 2 người thoát nạn trong gang tấc
- Con gái bầu Đức và nữ tướng bí ẩn đứng sau chuỗi cà phê Ông Bầu
- Tem dán "giảm an tây": Sự cố hay chiêu trò truyền thông của Katinat?
- Nhận định, soi kèo Al
- Xe máy va chạm với ô tô, hai học sinh lớp 9 tử vong
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Chelsea vs Bournemouth, 02h30 ngày 15/01: Làm khó chủ nhà
- Tiger Marketing Việt Nam tổ chức hội nghị khách hàng 2024 tại Du Parc Hotel HanoiToàn Thịnh
(Dân trí) - Ngày 16/11, Tiger Marketing Việt Nam - đơn vị trực thuộc Tập đoàn Tiger Nhật Bản - đã tổ chức thành công hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc tại khách sạn Du Parc Hotel Hanoi.
Hội nghị khách hàng của Tiger Marketing tại Việt Nam không chỉ là cơ hội để tri ân những khách hàng, đối tác đã đồng hành trong suốt hành trình vừa qua, mà còn là dịp để Tiger thể hiện xu hướng phát triển, chiến lược mới cũng như cơ hội hợp tác trong tương lai.
Tại sự kiện lần này có sự tham gia của đông đảo nhà phân phối, đối tác, khách hàng thân thiết, Tiger Marketing Việt Nam đã thể hiện cam kết lâu dài với đối tác và khách hàng.
Với thông điệp trọng tâm của hội nghị "Giữ tròn cảm xúc - Thưởng trọn vị ngon" nhằm hướng tới định hướng phát triển sản phẩm mới, không ngừng sáng tạo trong các hoạt động, chiến lược bán hàng, tiếp thị và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
Đơn vị trưng bày các sản phẩm gia dụng điện cao cấp như nồi cơm điện áp suất cao tần IH, bình thủy điện cảm biến và sản phẩm giữ nhiệt tiêu biểu như bình giữ nhiệt lưỡng tính, bình thủy bơm cách nhiệt chân không, và nhiều sản phẩm khác để khách hàng trải nghiệm các mẫu thiết kế mới nhất trong năm nay.
Ông Onari Isao - Tổng giám đốc Tiger Marketing Việt Nam - cho biết sự kiện là một trong những hoạt động gắn kết công ty với các nhà phân phối và hệ thống cửa hàng kinh doanh những sản phẩm gia dụng thương hiệu Tiger.
"Chúng tôi hy vọng rằng thông qua các sản phẩm của thương hiệu gia dụng Tiger, sẽ có thể mang đến những khoảnh khắc ấm cúng và hạnh phúc cho gia đình, bạn bè và những người thân yêu tại Việt Nam, góp phần làm cho thời gian bên gia đình, bạn bè, hay người thân của các bạn thêm phần trọn vẹn, đó sẽ là niềm vinh dự lớn lao đối với chúng tôi. Với tất cả lòng chân thành, chúng tôi mong muốn tiếp tục đồng hành cùng quý vị trong chặng đường phát triển phía trước", ông Onari Isao nói.
Theo ông, Việt Nam là thị trường trọng yếu của Tập đoàn Tiger Nhật Bản. Do đó, tập đoàn sẽ đầu tư và phát triển thêm nhiều sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng trong tương lai.
Trong sự kiện còn triển khai các chương trình bán hàng vào dịp cuối năm và tết Ất Tỵ năm 2025 thông qua phát biểu của ông Phan Ngọc Phước Thắng - Giám đốc bán hàng và tiếp thị Tiger Marketing Việt Nam.
"Chúng tôi kỳ vọng rằng những chương trình bán hàng và các hoạt động marketing được triển khai đồng bộ không chỉ giúp công ty tăng trưởng bền vững, mà còn đem lại những cơ hội hợp tác chiến lược lâu dài với khách hàng. Sự đồng hành của khách hàng chính là yếu tố then chốt để thương hiệu Tiger phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, góp phần đẩy mạnh thương hiệu Tiger ngày càng phổ biến hơn với người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam".
Tiger với hơn 101 năm phát triển toàn cầu, và bắt đầu hành trình phát triển thương hiệu tại thị trường Việt Nam trong suốt hơn 31 năm, ngoài việc xác định đảm bảo về chất lượng của sản phẩm, thương hiệu còn khẳng định sự mở rộng quy mô và hệ thống bán hàng trên toàn quốc.
Không chỉ dừng lại ở quy mô lớn, sự kiện còn nổi bật với những khoảnh khắc tri ân đầy cảm xúc dành cho khách hàng. Đây là cơ hội để thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác, khẳng định sự phát triển bền vững của thương hiệu Tiger tại thị trường Việt Nam.
">Tiger Marketing Việt Nam tổ chức hội nghị khách hàng 2024 tại Du Parc Hotel Hanoi
- Người Việt săn mua quả "thần dược" của Trung Quốc, giá từ 50.000 đồng/kgMinh Huyền
(Dân trí) - Táo đỏ Trung Quốc giá 50.000-250.000 đồng/kg trên các trang mạng đang được người tiêu dùng Việt tranh mua về ăn.
Chị Bích Ngọc (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết dịp Lễ Độc thân ngày 11/11 vừa qua, chị đã dành rất nhiều thời gian ngồi xem livestream của một TikToker nổi tiếng để săn deal (khuyến mãi, giảm giá mà không cần mã hay voucher - PV) sản phẩm táo đỏ Tân Cương.
"Nhưng sản phẩm hết hàng rất nhanh, vừa thấy táo đỏ được bổ sung thêm trong giỏ hàng chưa kịp nhấn mua đã bán hết. Rất nhiều người vào xem livestream đều hỏi tìm mua táo đỏ như tôi", chị nói.
Thực tế, vài năm gần đây, táo đỏ được xem như một loại "thần dược tự nhiên" được trồng chủ yếu ở Khu tự trị Tân Cương - Trung Quốc tràn sang chợ Việt với số lượng lớn, đặc biệt trên các sàn thương mại điện tử. Đáng chú ý, mặt hàng này được nhiều người săn lùng đến mức trong phiên livestream của một TikToker đã bán hết 2 tấn táo đỏ chỉ trong vài phút.
Hiện, táo đỏ Tân Cương được rao bán chủ yếu trên các trang mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử với mức giá bán lẻ dao động khoảng 50.000-250.000 đồng/kg, tùy loại.
Đa phần được khách mua về ăn vặt, nấu chè, pha trà, nấu canh... Bên cạnh đó, gần đây, sản phẩm ăn vặt kết hợp táo đỏ cũng rất được ưa chuộng như táo đỏ kẹp sữa hạt điều, táo đỏ kẹp óc chó...
Rao bán trên mạng một túi táo đỏ loại 1kg có giá hơn 150.000 đồng, anh Tuấn ở quận Đống Đa, Hà Nội cho biết khoảng hơn một năm trở lại đây, loại táo này rất được ưa chuộng vì tốt cho sức khỏe, giàu vitamin C.
"Táo đỏ ở TP Hòa Điền (Khu tự trị Tân Cương) chín khô trên cây được xử lý sạch đóng gói nhập về đảm bảo trái to, cùi dày, dẻo và hạt lép, độ ngọt vừa phải. Mỗi túi 1kg có khoảng 90-110 quả táo đỏ, vì tháng 11 là thời điểm thu hoạch nên có giá rất tốt, nhiều người săn mua", anh chia sẻ.
Chị Thu Hương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) thường mua táo đỏ loại 70-80 quả/kg giá hơn 200.000 đồng về để ăn vặt và pha trà. "Mỗi quả có kích thước rất to, ngang quả trứng gà. Loại táo này rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng chống lão hóa, bổ sung đường huyết, dưỡng nhan và cải thiện giấc ngủ... nên tôi thường mua về ăn", chị nói và cho biết chỉ ăn 3 quả/ngày.
Theo nhiều người buôn mặt hàng này cho biết cuối năm từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm thu hoạch táo đỏ ở Trung Quốc. Táo đỏ đã chín khô tự nhiên trên cây, người nông dân sẽ dùng gậy đập vào cành cây để táo rụng xuống đất, sau đó nhặt về làm sạch.
Năm 2022, sản lượng táo đỏ của Trung Quốc đạt hơn 7,47 triệu tấn, trong đó, Tân Cương chiếm 3,38 triệu tấn, chủ yếu ở TP Hòa Điền. Đến năm nay, diện tích trồng táo đỏ ở khu vực Hòa Điền là 806.000 mẫu Anh, tương đương khoảng 330.000ha, sản lượng dự kiến là 218.600 tấn với giá trị đạt khoảng 2,72 tỷ nhân dân tệ (hơn 9.500 tỷ đồng).
Xinhua Finace dẫn một thống kê sơ bộ cho biết sản lượng táo đỏ tại các vùng sản xuất chính ở Tân Cương trong vụ sản xuất năm nay đạt khoảng 563.200 tấn, tăng tới 67% so với vụ sản xuất năm 2023. Đây là năm có mức tăng trưởng sản lượng lớn nhất trong 5 năm qua ở địa phương này.
Theo Văn phòng Cục Lâm nghiệp và đồng cỏ Khu tự trị Tân Cương, địa phương này hiện chiếm một nửa cả nước về diện tích và sản lượng. Vì táo đỏ có khả năng chịu lạnh và hạn hán nên hầu hết diện tích trồng đều ở Tân Cương, tập trung các huyện, TP phía nam như Nhược Khương, Hòa Điền, A Khắc Tô...
">Người Việt săn mua quả "thần dược" của Trung Quốc, giá từ 50.000 đồng/kg
Lỡ trận ra mắt với Muangthong United, Đặng Văn Lâm nói gì?
Nhận định, soi kèo Al Najma vs Al Jandal, 19h35 ngày 15/1: Cửa trên thắng thế
- Sầu riêng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu trái câyMỹ Tâm
(Dân trí) - Sầu riêng là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam sau 10 tháng đầu năm, chiếm tỷ trọng 46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả nước.
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 11 (1/11-15/11), xuất khẩu rau quả thu về 222,63 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm đến 15/11, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 6,38 tỷ USD, tăng 27,46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu chi tiết của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng 10, sầu riêng tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu mang về kim ngạch lớn nhất của nhóm hàng rau quả.
Cụ thể, cập nhật hết tháng 10, xuất khẩu sầu riêng đạt 2,85 tỷ USD, tăng 46%, tương ứng tăng 900 triệu USD so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng 46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả nước trong cùng thời điểm.
Ngược với sự tăng trưởng cao của sầu riêng, mặt hàng trái cây chủ lực khác là thanh long sụt giảm mạnh. Hết tháng 10, xuất khẩu quả thanh long đạt 417 triệu USD, lại giảm 20,7% so với cùng kỳ năm trước.
Thanh long từng 10 năm liền đứng đầu về xuất khẩu trái cây. Tuy nhiên, từ 2019 đến nay, xuất khẩu thanh long liên tục giảm mạnh, thậm chí từ năm 2022 đã rớt khỏi top những mặt hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam.
Về thị trường, Trung Quốc chiếm ưu thế với 4,1 tỷ USD, tăng 28,7% (tương ứng tăng 913 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm 67% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
">Sầu riêng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu trái cây
- TPHCM dự kiến bắn 21 phát đại bác dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nướcQ.Huy
(Dân trí) - Lực lượng pháo lễ sẽ bắn loạt đại bác 21 phát, lực lượng không quân sẽ bay biểu diễn tại TPHCM dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chiều 5/12, Ban Chỉ đạo Trung ương và Bộ Quốc phòng làm việc với TPHCM về công tác chuẩn bị lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Sự kiện có sự tham dự của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang; Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên cùng lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và TPHCM.
Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, những năm qua, cả nước đã tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn. Trong năm 2025, các sự kiện quan trọng nhất sẽ diễn ra vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước và kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
"Sự kiện 30/4/1975 thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất và cả nước bước lên Chủ nghĩa Xã hội. Hiện tại, chúng ta bàn về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta cần thống nhất về ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước", Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, giới thiệu về những nét chính trong sự kiện diễu binh, diễu hành tại lễ kỷ niệm. Trong đó, lực lượng không quân sẽ sử dụng các loại máy bay trực thăng, YAK-130, SU-30MK2, để bay chào mừng.
Lực lượng pháo lễ sẽ sử dụng 18 khẩu pháo 105mm (15 khẩu chính thức, 3 khẩu dự bị) để chào mừng sự kiện. Chương trình sẽ có nội dung bắn 21 phát đại bác trên nền Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiện tại, các lực lượng diễu binh, diễu hành, nghi lễ, nghi trượng đã bước vào giai đoạn huấn luyện cơ bản, chờ ngày hợp luyện, huấn luyện tập trung.
Bí thư Thành ủy TPHCM bày tỏ, thành phố nhận thức rõ về ý thức, trách nhiệm đối với sự kiện lịch sử, trọng đại này. Sự kiện không chỉ mang tầm vóc quốc gia mà còn có ý nghĩa lan tỏa xa hơn.
"TPHCM đã chuẩn bị từ sớm, từ xa. Ngày 20/8, Ban Chỉ đạo đã phân công cho TPHCM 8 đầu việc thì đến nay cơ bản đã hoàn thành. Từ nay đến thời điểm phải hoàn thành tất cả công việc chỉ còn 3 tháng, nếu không kịp, chúng ta sẽ bị động, nếu thiếu phối hợp sẽ xảy ra sai sót", Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh.
Người đứng đầu Thành ủy TPHCM cho biết, sự kiện 30/4/1975, đại thắng mùa xuân năm 1975 là đỉnh cao của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đây là một trong những mốc son chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước.
Thời điểm đó, cả đất nước bước vào kỷ nguyên thống nhất, hòa bình, độc lập, tự do và xây dựng. Sau 50 năm, đất nước tiếp tục bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Do đó, mọi công việc liên quan đến sự kiện phải tương xứng với tầm vóc.
"Diễu binh, diễu hành là một trong những khâu quan trọng nhất của cả sự kiện. Các đơn vị thực hiện cần nghiên cứu tận dụng khai thác tối đa công nghệ, làm cách nào để máy bay bay đến đâu thì người dân đều có thể nhìn thấy, theo dõi qua màn hình", Bí thư Thành ủy TPHCM nêu định hướng.
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Thị Diệu Thúy thông tin, dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, thành phố đã chủ động phối hợp với các cơ quan Trung ương để tổ chức các hội thảo khoa học, triển lãm chuyên đề, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao chào mừng. Thành phố cũng tổ chức bình chọn và tuyên dương 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu, thực hiện công trình văn học nghệ thuật hướng đến kỷ niệm và nhiều hoạt động khác.
TPHCM cũng chỉ đạo các sở, ngành rà soát kỹ, tập trung nghiên cứu, đề xuất thêm các chính sách chăm lo cho người dân tại địa bàn sau 50 năm xây dựng và phát triển như. Các chính sách gồm việc chăm lo gia đình chính sách, người có công, chăm lo hộ nghèo, cận nghèo và diện bảo trợ xã hội, chính sách cho lực lượng công nhân đến thành phố làm việc, lao động.
Theo kế hoạch, lễ diễu binh dự kiến quy tụ khoảng 35 khối của lực lượng vũ trang, công an do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an phối hợp thực hiện. Phần diễu hành kế tiếp sẽ do TPHCM đảm nhiệm với 11 khối, dự kiến tổng lực lượng cho khối diễu binh, diễu hành là hơn 13.000 người.
">TPHCM dự kiến bắn 21 phát đại bác dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hy hữu: Trung vệ SLNA phải đeo găng để học làm thủ môn