您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Thí sinh đầu tiên sang Việt Nam thi Hoa hậu Hoà bình Quốc tế
NEWS2025-01-19 12:19:34【Thế giới】6人已围观
简介Ngày 20/9,ísinhđầutiênsangViệtNamthiHoahậuHoàbìnhQuốctếthời tiết hà nội trên tàithời tiết hà nộithời tiết hà nội、、
Người đẹp Maelia Salcines sẽ tới Mỹ để hoàn tất quá trình chuẩn bị cho cuộc thi, sau đó sẽ có mặt tại Việt Nam vào ngày 30/9.
Maelia Salcines và các thí sinh đến từ khắp nơi trên thế giới sẽ tham gia các hoạt động đầu tiên của cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2023 từ 3/10 tại Hà Nội.
Đại diện của Paraguay tại Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2023 là người đẹp Maelia Salcines. Cô năm nay 28 tuổi sinh ra ở thành phố Fernando de la Mora, Paraguay. Từ nhỏ, cô cùng gia đình định cư tại Mỹ.
Maelia Salcines được đánh giá có kinh nghiệm thi sắc đẹp ấn tượng, hiện là người mẫu, tác giả sách, chuyên gia trang điểm chuyên nghiệp. Cô từng tham gia cuộc thi Miss Texas USA và giành ngôi vị Á hậu 3 cùng giải thưởng Người đẹp thân thiện.
Người đẹp Maelia Salcines catwalk tại sân bay:
Phước Sáng
Tân Hoa hậu Lê Hoàng Phương gợi cảm với đầm dạ hộiTrước khi trở thành tân Hoa hậu Hoà bình Việt Nam, Lê Hoàng Phương đã có nhiều năm hoạt động trong làng giải trí với tư cách người mẫu chuyên nghiệp, sở hữu phong cách thời trang gợi cảm, cuốn hút.很赞哦!(44388)
相关文章
- Soi kèo góc Al Okhdood vs Al Fayha, 20h55 ngày 16/1
- Đời buồn và ước vọng của nữ diễn viên chuyên vai đành hanh, dữ dằn
- Ca sĩ ẩn danh Tập 12: Nam ca sĩ 23 tuổi làm nail, thợ may để mưu sinh ở Mỹ
- 17 họa sĩ đương đại vẽ minh họa 'Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp'
- Soi kèo góc Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1
- Lần đầu lái xe: Nỗi ám ảnh mang tên hầm để xe
- Thanh Thanh Hiền tuổi 52 trẻ trung, sống an yên bên con gái
- Giọng ải giọng ai tập 3: Siu Black ngồi bất lực với thí sinh hát dở
- Siêu máy tính dự đoán Leicester City vs Crystal Palace, 2h30 ngày 16/1
- Vua phòng vé của mọi thời đại từng làm lao công, lái xe tải
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Farense vs Benfica, 03h15 ngày 15/1: Không có cơ hội cho chủ nhà
Ngôi chợ có chi phí xây dựng hàng tỷ đồng nhưng bỏ hoang hơn 10 năm qua. Vừa bán cá ngoài cổng chợ xong thì chiếc xe máy bị hỏng, bà Lê Thị Dung (Nhơn Trạch, Đồng Nai) nhờ người mang đi sửa. Trong lúc chờ người ta gọi đến lấy xe về, bà vào chợ, quét dọn một sạp hàng bỏ hoang, trải chiếc áo khoác xuống nền nằm nghỉ.
Tính đến nay, bà Dung đã có hơn 15 năm bán cá ở chợ. Nhìn vào những ki-ốt bỏ không, bà Dung cho biết, khoảng hai năm đầu sau khi chợ đưa vào hoạt động, người ra vào rất tấp nập, các sạp hàng được tiểu thương thuê hết, bà và những người vãng lai phải bày hàng bên ngoài để bán.
Chợ có tổng cộng 164 ki-ốt nhưng chỉ có vài ki-ốt được các tiểu thương dùng để đựng đồ, còn lại bỏ hoang hết. ‘Khi đó, chợ bán đủ các mặt hàng, rau, thịt cá, quần áo, nữ trang… Khách vào chợ mua đông lắm. Tôi và các tiểu thương bán rất được’, bà Dung nhớ lại.
Bắt đầu từ năm 2009, khi tuyến đường Võ Chí Công hình thành, vòng xoay Phú Hữu liên tục có xe tải lớn, xe container… ra vào, chợ lại nằm trái đường, vì thế người mua ít đến chợ rồi vắng dần. ‘Bán hàng ế ẩm, các tiểu thương họ dọn đi dần. Lúc đầu, chỉ vài người đi. Sau đó, họ dọn đi hết’, bà Dung kể.
Các ki-ốt bỏ không lâu ngày bụi bẩn bám đầy. Cho đến bây giờ, chỉ có duy nhất bà Dung còn trụ lại ở ngôi chợ bỏ hoang này. Còn hai sạp tạp hóa, những người bán nước, đồ ăn bằng xe đẩy trước cổng là mới dọn đến đây.
‘Tôi bán cá sông, cá biển cho toàn khách quen. 6 giờ tôi mang cá đến bán thì đến trưa là hết’, bà Dung nói.
Bà Dung cho biết, nghe thông tin chợ được giải tỏa để xây chỗ mới đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh. Trả lời câu hỏi ‘Sao các tiểu thương phải dọn đi vì bán không được, còn bà ngày nào cũng bán hết hàng sớm?’. Bà Dung cho biết, do bà bán cho khách quen. ‘Khách họ ăn, thấy cá tôi ngon rồi truyền tai nhau đến mua’, bà Dung nói.
Bà cũng cho biết, suốt hơn 15 năm bán ở chợ, ngày nào cũng như ngày nào, trước khi bán hàng, bà thắp hương cầu khấn như một liệu pháp tâm lý để bản thân thấy yên tâm.
Các bịch rau của tiểu thương dọn đi bỏ lại lâu ngày mục nát. Người phụ nữ năm nay 55 tuổi cũng cho biết, ngôi chợ này, dù bỏ hoang nhưng có bảo vệ 24/24 và nằm cạnh trụ sở khu phố, vì thế ít có các tệ nạn xã hội. Buổi trưa, những người bán hàng ngoài cổng hay các lái xe ở bãi xe bên cạnh thường vào chợ mắc võng nằm ngủ. ‘Người lạ vào, bảo vệ họ hỏi lý do rồi đuổi ra ngay’, bà Dung nói.
Mùi hôi của rác thải, bụi bẩn và các đồ dùng để lâu ngày vô cùng khó chịu. Bà Dung cho biết, cứ mưa lớn, thủy triều là nước ngập vào chợ, vì thế rêu, rác thải bám đầy các ki-ốt. Bụi bẩn, nước mưa bám lâu ngày làm các vật dụng mục nát, rơi vương vãi khắp nơi. Bao bóng, rác thải vất đầy dưới hầm ki-ốt. Chiếc thau của các tiểu thương dọn đi bỏ lại lâu ngày bụi, mạng nhện bám chặt. Giếng nước xập xệ, che chắn hờ hững. Giữa trưa, những người bán hàng ngoài cổng, các tài xế xe container ở bãi xe bên cạnh vào chợ mắc võng nằm ngủ Ông Nguyễn Đình Trí, Chủ tịch UBND phường Phú Hưu cho biết, chợ Phú Hữu được xây dựng vào năm 2004, trên khu đất rộng 2.000 m2, với 164 sạp hàng, kinh phí 1,2 tỷ đồng.
Theo dự kiến ban đầu, chợ được xây để thu hút tiểu thương vào buôn bán, nhằm dẹp các chợ tự phát ở địa phương và giải tỏa lòng lề đường Nguyễn Duy Trinh. Hai năm đầu, chợ cũng có tiểu thương vào bán. Sau đó, chợ khó thu hút người dân do vị trí tiếp giáp vòng xoay đường Võ Chí Công, các phương tiện xe container, xe tải nặng qua lại thường xuyên nên việc ra vào chợ rất nguy hiểm.
Ông Trí cho biết, hiện các tiểu thương đã chuyển đến bán tại chợ tự phát trong khu dân cư đông đúc của phường và chuyển đến bán ở các chợ khác. Thời gian tới, khi đường Nguyễn Duy Trinh mở rộng xong, chợ sẽ được xây dựng ở vị trí khác trong khu dân cư. Còn vị trí hiện tại sẽ được giải tỏa để xây dựng trung tâm thương mại.
Chuyện khó tin bên trong biệt thự triệu đô bỏ hoang ở Sài Gòn
Trong căn biệt triệu đô, ông Bé nuôi vịt, trồng mướp và xin các tấm tôn thừa về che chắn cửa.
">Lạ kỳ Sài Gòn: Chị bán cá 10 năm thống trị ngôi chợ bỏ hoang
- Mỗi khi chuẩn bị đưa má đi chơi, tôi lại hỏi Ba đi đâu rồi má? Ổng đi biển rồi. Vậy mình đi biển thăm ba hen?Má cười, đôi mắt sáng lên. Má thích lắm.
Biển là nơi ba tôi trở về khi thân xác đã hóa thành tro bụi.
Đưa má đi chơi biển hay đi đâu đó là cách tôi chọn để xóa bớt nỗi buồn trong lòng má. Người già luôn cảm nhận được nỗi trống vắng quá lớn khi mất đi người bạn đời bên cạnh mình suốt bao năm.
Hồi ba còn sống, không dễ để thuyết phục cặp tình nhân già đi du lịch đây đó. Mắc mỏ, tốn kém, đông đúc, chen chúc mệt lắm con.Cứ những lý do vậy vậy mà từ chối. Ở nhà quanh quẩn có nhau đã quen, có thêm con cháu ở xa về tụ tập, vậy là quá đủ vui rồi.
"Triết lý" xưa của người già về chuyện đi chơi hay đi du lịch, thường là vậy. Luôn sợ làm phiền con cháu, lo chúng tốn kém tiền bạc vì mình.
Giờ chỉ còn lại mỗi một người nên chuyện rủ đi chơi dễ dàng hơn. Tôi muốn thay đổi cách nghĩ đã xưa của má bằng lối nói của những người trẻ bây giờ: đi đâu không quan trọng, quan trọng là đi cùng nhau.
Sinh ra ở miền Trung, lớn lên má tôi lấy chồng sớm. Chọn người cùng quê, rồi cả hai dắt nhau phiêu bạt, làm ăn xa xứ gần hết trọn cuộc đời. Ba tôi còn về thăm quê được đôi lần khi có giỗ chạp, cúng kiếng hội tụ ở nhà thờ họ. Còn má hiếm có dịp trở lại nơi chôn nhau, cắt rốn của mình. Vì thế tôi ấp ủ một chuyến đi dài, đưa má về thăm quê. Không làm được bây giờ thì còn chờ đến bao giờ?
Rồi tôi cũng thực hiện được điều đó. Một chuyến đi cùng nhau vào những ngày Tết năm trước. Xuất phát từ Sài Gòn, tôi đưa má dọc theo một trong những cung đường ven biển nổi tiếng nhất Việt Nam. Má thích thú ngắm bãi cát trắng chạy dài theo biển và những làng chài xinh đẹp rồi tấm tắc "đường về quê mình đẹp thiệt".
Đích đến là vùng đất Quảng Nam nằm bên dòng sông Thu Bồn thân yêu thuở xưa của má. Cuộc hội ngộ trùng phùng hơn nữa thế kỷ của những người già ở quê chứa đựng quá nhiều cảm xúc. Từng cái ôm siết chặt, từng nụ cười trong rưng rưng nước mắt... Nghĩa tình quê hương trong ngày trở về của một người biền biệt xa xứ từ thuở con gái làm xáo động tâm hồn của những người trẻ đi theo - đám con cháu vốn quanh năm chỉ quen chốn thị thành.
Tôi có cái máy ảnh đã cũ, luôn đeo kè kè bên người trong mỗi chuyến đi. Đi chơi với má, tôi có sẵn một người mẫu... "độc quyền" để luyện tay nghề. Mẫu rất dễ thương và dễ chịu. Được hướng dẫn tạo dáng, cười ra sao, đôi tay để đâu hay nhìn vào ống kính như thế nào... là mẫu làm theo rất nhanh và rất chuẩn. Thợ ảnh và người mẫu phối hợp với nhau cực kỳ ưng ý.
Thỉnh thoảng, tôi đưa má xem lại ảnh tôi chụp trong các chuyến đi. Nhìn những tấm ảnh theo mô-típ "biển một bên và... má một bên", mẫu của tôi trầm ngâm rồi nhoẻn miệng cười "hồi xưa tao đẹp lắm, ba tụi bây đeo riết, trốn không được luôn".
Ký ức được giữ lại, không thể quên trong trái tim của người già vẫn luôn luôn đọng lại một cuộc tình đẹp và thủy chung. Má tôi, nhờ những chuyến đi, dần dà bớt tiếc tiền, bớt trầm ngâm và trở nên trẻ trung hơn.
Sống với người lớn tuổi, chăm sóc bố mẹ già thế nào cho tốt ở cả hai phương diện vật chất và tinh thần là vấn đề đặt ra với mọi gia đình từ xưa tới nay. Nhưng khác xưa, nặng về chăm lo vật chất, sự quan tâm bây giờ hướng nhiều hơn tới các giá trị tinh thần, trong đó có các chuyến đi.
Thế giới đang lão hóa với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử. Nhưng sự bùng nổ dân số già lại trở thành một cơ hội hấp dẫn với ngành du lịch toàn cầu. Sau đại dịch, phân khúc khách hàng lớn tuổi có tác động rất lớn đến ngành du lịch. Năm 1999 có hơn 593 triệu du khách từ 60 tuổi trở lên, chiếm khoảng một phần ba chi tiêu trong kỳ nghỉ. Con số này dự kiến đạt hai tỷ vào năm 2050 - theo Tổ chức Du lịch Thế giới - khi người cao tuổi ước tính chiếm gần 25% dân số thế giới, so với chỉ 10% năm 2000.
Một báo cáo của Eurostatnăm 2022 cho thấy, khách du lịch độ tuổi 65-70 có xu hướng thực hiện các đợt nghỉ dưỡng dài hơn hẳn nhóm tuổi 15-64 (do có lợi thế hơn về quỹ thời gian) và chủ yếu chọn điểm đến trong nước hoặc các quốc gia láng giềng gần gũi (do những hạn chế nhất định về sức khỏe). Nhiều quốc gia sớm nhận ra và tận dụng được đặc điểm này của thị trường để đầu tư mạnh vào phân khúc dành cho người lớn tuổi, chú trọng du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa và du lịch y tế. Một số quốc gia châu Á đã vươn lên, trở thành những điểm đến du lịch y tế hàng đầu trong khu vực như Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore và Hàn Quốc.
Việt Nam chưa có các thống kê cụ thể, nhưng tôi thấy quan niệm và cách thức báo hiếu của giới trẻ đang dần dịch chuyển. Không chỉ chú trọng lo "cơm ăn ba bữa, nhà ở nhiều tầng" cho bố mẹ, bạn bè cùng lứa với tôi giờ phấn đấu năm đôi ba lần dắt bố mẹ đi chơi. Một chuyến du ngoạn mang tính chất gia đình với con cháu, hoặc hội nhóm với bạn bè cùng lứa, cho dù chỉ đôi ba ngày thôi, cũng sẽ mang lại cho người già cơ hội trải nghiệm, liều thuốc tinh thần tốt hơn.
Sự dịch chuyển nhu cầu và những thay đổi lớn trong đời sống tinh thần này có thể là những gợi ý về hướng mới cho du lịch Việt Nam trong việc chuẩn bị hạ tầng và dịch vụ phù hợp, để khai thác phân khúc khách hàng lớn tuổi có điều kiện chi tiêu lớn và đang ngày càng mở rộng.
Hà Đức Trí
">Dắt má đi chơi
Phụ nữ lái xe mang đến nhiều lo lắng, bất an cho cánh mày râu (Ảnh minh hoạ) Nghe vợ nói mà thực sự tôi như có lửa đốt, phần vì bực cái kiểu "tiền trảm hậu tấu", đã chốt rồi mới về nói chuyện với chồng; phần vì tôi rất không yên tâm khi giao xe cho vợ đi chặng đường xa như vậy.
Tôi chẳng lạ gì đường từ Hà Nội lên Mộc Châu vì trước đây đã vài lần lái xe lên đó. Cung đường này tuy không quá xa và phức tạp nhưng cũng có nhiều đèo dốc, khúc cua mà với người ít kinh nghiệm cầm lái như vợ tôi là hơi khó.
Có thể trong những người bạn vợ tôi sẽ có người biết lái xe và đổi lái cho nhau, nhưng nếu không quen xe cũng sẽ phần nào bỡ ngỡ, xử lý thiếu linh hoạt. Không phải coi thường phụ nữ lái xe nhưng đôi khi các chị em đi chơi chỉ mải ngắm cảnh, buôn chuyện mà không chú ý đến đường sá, rất nguy hiểm.
Khi thấy tôi tỏ ý không đồng tình, vợ tôi lại giận dỗi và nói "mát" rằng tôi bủn xỉn, sợ hỏng xe nên không muốn cho vợ lấy ô tô đi chơi. Tôi không muốn cãi nhau và làm khó vợ nên đành chấp nhận, tuy vậy chỉ vì chuyện này mà mấy hôm nay vợ chồng tôi ít nói chuyện với nhau hơn.
Chiếc xe là tài sản chung của hai vợ chồng, cô ấy dùng tôi cũng không thể giữ. Hơn nữa, 2 năm dịch bệnh vừa qua tôi cũng không đưa vợ con đi đâu chơi được. Tôi chỉ biết dặn dò cô ấy đi cẩn thận và cầu mong chuyến đi sẽ an toàn, vui vẻ. Nhưng thú thật, giao xe cho vợ mà trong lòng vẫn rất bất an.
Độc giả Phạm Thành Sơn (Cầu Giấy, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn nào với câu chuyện trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô Xe máy theo địa chỉ: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn!
Lái mới có nên về quê đường dài vào ban đêm không?
Dự kiến chuyến đi về quê ăn tết của tôi phải mất trên dưới 8 tiếng. Nếu đi vào ban đêm, vợ con tôi sẽ rất khoẻ và lại tiết kiệm kha khá thời gian. Nhưng là lái mới nên tôi vẫn có nhiều băn khoăn, lo lắng.
">Vợ nằng nặc đòi tự lái xe du xuân với bạn, tôi cản không được
Nhận định, soi kèo Borneo FC vs Semen Padang, 19h00 ngày 14/1: Tin vào cửa trên
Nhìn lại những thói quen “xấu xí” của tài xế Việt trong năm qua Khi đèn đỏ vẫn còn 5-6 giây, nhiều tài xế đã bấm còi inh ỏi, giục giã những xe phía trước di chuyển như “sợ” họ không nhìn thấy đèn. Nhiều đoạn đường đã có biển cấm bấm còi xe rõ rành rành, thế nhưng, nhiều lái xe dường như không nhìn thấy biển cấm, vẫn bóp còi lấy được dù chẳng đáng phải còi.
Hay tại những đoạn đường khuya vắng vào ban đêm, không khó để nghe thấy những tiếng “bim bim” váng não. Thật khó hiểu!
Nhiều xe khách, xe tải lắp thêm còi công suất cao, sử dụng một cách vô tội vạ khiến người đi đường đinh tai nhức óc, thậm chí có trường hợp bị giật mình khi nghe tiếng còi đã ngã ra đường dẫn tới thương vong.
Văn hoá sử dụng còi xe vẫn khá “xa xỉ” với nhiều tài xế Việt.
Vô tư ném rác ra đường
Nhìn lại những thói quen “xấu xí” của tài xế Việt trong năm qua Một chị gái mặc quần áo sành điệu, cầm lái một chiếc xe hạng sang. Qua ngã tư, chị hạ kính, thản nhiên thả xuống đường mẩu giấy ăn vừa dùng để chùi son.
Phía ghế sau, đứa con chị cũng ném vèo qua cửa sổ vỏ hộp sữa đang hút dở, suýt vào mặt một người đi đường. Ai nhìn thấy cũng lắc đầu ngao ngán. Mệt nhất là mấy chị công nhân môi trường.
Vô tư xả rác ra đường là thói quen vô cùng xấu xí không chỉ của “dân thường” mà còn của một số người ở tầng lớp được coi là “có tiền”.
Đúng là tiền chưa chắc đã mua được ý thức!
Bật đèn pha vô tội vạ
Nhiều tài xế để đèn pha chiếu thẳng vào xe đối diện rất vô ý thức Những ai hay lái xe vào ban đêm chắc không lạ gì với những chiếc đèn pha chiếu thẳng vào mắt mình. Nhiều ô tô được chủ xe độ thêm dàn đèn siêu khủng, mỗi lần “giương pha” khiến lái xe đối diện lâm vào tình trạng “mù tạm thời’, vô cùng nguy hiểm.
Còn trong thành phố, dù đã quy định rõ trong Luật là lái xe không được để chế độ chiếu xa, thế nhưng không khó để thấy những chiếc đèn pha “chổng ngược” trên đường vừa vô duyên, vừa vô ý thức.
Chỉ cần lái xe có ý một chút, luôn để đèn ở chế độ “cos”, chỉ bật pha cao khi đi đường trường, đường đèo và không có xe đối diện thì chắc hẳn ai cũng vui.
Va chạm nhỏ dẫn tới xô xát
Vụ xô xát xảy ra vào tối 31/12/2020 tại quận Thanh Xuân, Hà Nội Một anh trai dừng đèn đỏ ở làn dành cho xe quay đầu khiến hàng dài ô tô phải chờ. Một lái xe khác lên nhắc liền bị anh trai này đánh gãy răng, chảy máu mặt.
Hay hai chiếc ô tô không may bị quệt vào nhau trên đường, vết xước nhỏ như sợi chỉ. Thế nhưng, nhưng hai tài xế thay vì xuống bắt tay hoà giải thì đã nói chuyện với nhau bằng…nắm đấm.
Năm 2020, vô số những vụ việc những tài xế hành hung nhau, thậm chí gọi thêm người mang hung khí đến để hỗn chiến được báo chí và mạng xã hội đăng tải.
Bạo lực là cách để thị uy sức mạnh, giải phóng cơn giận dữ nhưng cũng thể hiện sự coi thường luật pháp của những kẻ thích dùng nó.
Nhiều “ma men” sau tay lái
Tuy mức phạt nâng lên rất cao nhưng trong năm 2020 vẫn có tới gần 200.000 "ma men" sau tay lái bị xử phạt. Từ 01/01/2020, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực, trong đó mức phạt đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn lên tới 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe đến 24 tháng.
Phạt nặng là vậy nhưng theo số liệu từ Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), trong năm 2020, toàn quốc xử lý 185.550 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, vẫn còn quá nhiều “ma men” sau tay lái.
Phải chăng, lái xe không sợ bị phạt? Phải chăng, nhiều lái xe không nỡ từ chối được chén rượu, cốc bia? Đã đến lúc, cộng đồng lái xe phải xây dựng cho mình “văn hoá từ chối” rượu bia một cách nghiêm túc hơn.
Thắt dây an toàn kiểu “đối phó”
Dây an toàn chỉ phát huy tác dụng khi nó được đeo đúng cách. Trên các trang thương mại điện tử, những chiếc chốt cài dây an toàn được bán tràn lan với giá chỉ vài chục đến một trăm nghìn đồng, có rất nhiều người đặt mua chúng để sử dụng.
Đây là dụng cụ giúp cắm vào chốt của dây an toàn, chiếc xe sẽ hiểu là dây đã được thắt và không phát ra âm thanh cảnh báo, chẳng lo bị xe “nhắc”.
Đó chỉ là một trong số nhiều mẹo của cánh tài xế để đỡ phải thắt dây an toàn khi ngồi lên xe. Tuy nhiên, họ không hiểu được rằng, thắt dây an toàn đúng cách chính là biện pháp để bảo vệ tính mạng cho chính mình và những người trên xe.
Dây an toàn được sinh ra với chỉ một tác dụng là giữ cho hành khách không bị văng khỏi ghế, lao về phía trước khi xe bị dừng lại đột ngột. Thế nhưng, dây an toàn chỉ phát huy tác dụng khi nó được đeo đúng cách.
Có vẻ như nhiều không quen và nghĩ rằng đeo dây an toàn là vướng víu, khó chịu, mất thời gian. Nhưng đến khi tính mạng bị đe doạ thì… hối không kịp.
Đỗ xe thiếu ý thức
Một chiếc ô tô bị sơn bẩn lên xe vì đỗ chắn cửa nhà. (Ảnh: Beat) Trên một tuyến phố nọ, dù có biển cấm dừng đỗ to như cái mâm, thế mà hai bên vẫn xuất hiện hàng dài xe đỗ kín mít, chỉ chừa ra một lối nhỏ, cứ có ô tô đi vào là lại tắc cứng.
Hay ở một con phố khác, chiếc ô tô hạng sang đỗ bưng kín mặt tiền của một cửa hàng từ sáng đến trưa khiến chẳng ai ra vào được. Trên xe cũng không để lại số điện thoại liên lạc. Bất lực, chủ cửa hàng lấy sơn xịt đầy lên xe cho “bõ tức” rồi chụp ảnh, đăng lên mạng.
Trong năm qua, hàng ngàn tình huống “dở khóc dở cười” liên quan đến việc đỗ xe thiếu ý thức được ghi nhận, chia sẻ. Có những trường hợp, công an đã phải vào cuộc để điều tra về tội cố tình phá hoại tài sản.
Giá như lái xe đỗ gọn hơn, biết “nhìn trước nhìn sau” hơn, hay tối thiểu là để lại số điện thoại để liên lạc khi cần thì mọi chuyện đã không đến mức như vậy.
Tất cả những thói quen xấu được nêu trên không chỉ bị luật pháp nghiêm cấm mà còn bị xã hội và ngay cả cộng động lái xe lên án. Việc thay đổi thói quen “xấu xí” trong một sớm một chiều là không dễ nhưng hoàn toàn có thể làm được. Điều đó tuỳ thuộc vào ý thức bản thân của mỗi người.
Đừng để khi xảy ra tai nạn hay bị “bêu mặt” lên mạng xã hội mới ngộ ra. Lúc đó có thể đã quá muộn!
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào với những thói quen "xấu xí" trong bài viết trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mọi tin bài cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet qua email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Văn hóa giao thông: Sau va chạm, đừng nói chuyện bằng nắm đấm
Nhiều lái xe không giữ được bình tĩnh sau va chạm giao thông, sẵn sàng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" để nói chuyện với đối phương. Vậy lý giải điều này như thế nào?
">Những thói xấu của tài xế Việt cần thay đổi trong năm mới
Tôi nghĩ rằng, với xe cũ, dù đã kiểm tra kỹ lưỡng nhưng vẫn sẽ có nhiều vấn đề mà phải đi một thời gian mới phát hiện ra được. Từ giờ đến Tết còn hơn 1 tháng nữa, thời gian này là đủ để tôi tập lái, làm quen và có những chỉnh sửa, "mông má" lại xe có những hành trình an toàn, an tâm nhất, cùng gia đình về quê ăn Tết, du xuân.
Xe cũ cũng là lựa chọn của rất nhiều người dịp gần Tết. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Nhưng một số người quen của tôi cho rằng, nên để đến sát Tết mua sẽ có lợi hơn vì thời điểm đó rất nhiều người đổi xe hoặc bán xe để tiêu Tết, do đó giá sẽ mềm hơn bây giờ.
Tôi thấy đó cũng là phương án hợp lý bởi bản thân cũng không phải là người quá cần xe để đi ngay nên đến gần Tết mua cũng không vấn đề gì. Hơn nữa, đến lúc đó biết đâu tôi có tiền thưởng Tết và tài chính "rủng rỉnh" để chọn được chiếc xe chất lượng hơn.
Hiện tôi vẫn đang phân vân, không biết nên mua xe ngay thời điểm này hay để cận Tết mới "xuống tiền" tậu xe. Rất mong nhận được ý kiến của những người có kinh nghiệm. Xin cảm ơn!
Độc giả Hữu Văn(Hoàng Mai, Hà Nội)
Bạn có ý kiến thế nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Năm loại ô tô cũ có 'rẻ như bèo' cũng nên tránh xa
Với tài chính eo hẹp thì tậu ô tô cũ giá rẻ là lựa chọn phù hợp của nhiều người để thoả mãn ước mơ sở hữu xế hộp. Thế nhưng với những loại xe dưới đây, bạn nên tránh xa kẻo tiền mất tật mang.
">Mua ô tô đi Tết: Có nên ‘tậu’ xe ngay từ bây giờ?
Suboi (sinh năm 1990) tên thật là Hàng Lâm Trang Anh, được khán giả ưu ái gọi là "nữ hoàng nhạc hip hop" tại Việt Nam. Giải thích về rap name, Suboi cho biết "Su" là biệt danh của gia đình đặt cho cô từ nhỏ, "Boi" trong "Tomboy" - phong cách mạnh mẽ của nữ ca sĩ. Tiếp cận nhạc rap từ năm 14 tuổi, Suboi là rapper nữ đầu tiên gặt hái được thành công trên con đường theo đuổi dòng nhạc rap. Cô ra album đầu tay năm 2010 mang tên Walk.
Năm 2017, Suboi xuất hiện trên trang bìa tạp chí Forbes Asia và lọt vào danh sách 30 người trẻ tuổi có sức ảnh hưởng. Năm 2019, Suboi trở thành một trong sáu đại diện châu lục xuất hiện ở phim tài liệu về nền văn hóa hip hop châu Á mang tên Asia rising - The next generation of hip hop. Tại Rap Việt, cô được đánh giá là đối thủ khó hiểu và chứa nhiều ẩn số, hứa hẹn sẽ mang đến những bất ngờ cho khán giả.
Binz (sinh năm 1988) là người gốc Gia Lai, tên thật Lê Nguyễn Trung Đan. Trước khi về Việt Nam theo đuổi dòng nhạc rap, anh từng có thời gian dài sống và làm việc tại Mỹ. Nam ca sĩ chia sẻ anh biết đến rap sau khi nghe ca khúc của Khanh Nhỏ - một trong những rapper đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2008, Binz gia nhập cộng đồng underground. Bản mixtape M-da Legend phát hành năm 2010 đưa tên tuổi Binz đến gần hơn với khán giả yêu hip hop.
Năm 2017, Binz phối hợp với "phù thủy âm nhạc" Touliver và cho ra đời nhiều ca khúc như They said, Krazy. Mới nhất, nam ca sĩ thu hút sự quan tâm của khán giả với Bigcityboi. Là một trong bốn huấn luyện viên Rap Việt, đội của Binz được đánh giá hội tụ nhiều gương mặt triển vọng cho ngôi vị quán quân như Ricky Star, R.Tee, Mac Junior, Hành Or.
Karik tên thật Phạm Hoàng Khoa, sinh năm 1989 ở Hà Nam. Trước khi trở thành ca sĩ theo đuổi dòng nhạc rap, Karik từng tham gia nhóm nhảy Freestyle năm 2006. Hai năm sau đó, anh bị chấn thương tay và phải dừng đam mê. Từ đây, Karik chuyển sang sáng tác và theo đuổi rap, trở thành gương mặt được nhiều khán giả yêu mến. Gần 10 năm hoạt động nghệ thuật, Karik có nhiều sản phẩm thu hút hàng triệu lượt nghe như Người lạ ơi, Khu tao sống, Anh không đòi quà, Từng là tất cả, Anh là sinh viên.
Thời gian gần đây, Karik gây chú ý khi công khai chuyện tình cảm với bạn gái Bella Q (tên thật: Uyên Phan). Trước đó, nam ca sĩ khá kín tiếng trong chuyện đời tư. Anh từng vướng nghi vấn hẹn hò với nhiều cô gái như Trang Pilla, Đàm Phương Linh, diễn viên Thùy Anh, Miu Lê.
Wowy tên thật Nguyễn Ngọc Minh Huy, sinh năm 1988. Chia sẻ với Zing, anh cho biết sinh ra trong gia đình nghèo tại quận 5 (TP.HCM) khiến anh có thêm nhiều góc nhìn, chất xúc tác về cuộc sống để làm nhạc. Trước khi trở thành rapper, Wowy hoạt động ở nhiều lĩnh vực văn hóa đường phố khác như break dance, vẽ graffiti. Năm 2010, Wowy và Karik kết hợp ra mắt Hai thế giới và Khu tao sống.
"Rap ban đầu là nơi tôi phản ánh chính mình và cuộc sống xung quanh, nhưng dần dần, chính rap đã cứu cuộc đời tôi. Trước đây, người ta bảo tôi như giang hồ vậy, tôi làm chuyện nọ chuyện kia nhưng đến với rap, tôi dành nhiều thời gian để viết nhạc và ít ra đường", Wowy tâm sự với Zing.
Xuất hiện ở Rap Việt với vai trò ban giám khảo, Rhymastic gây ấn tượng với cách nói chuyện thẳng thắn, quyết đoán. Anh tên thật là Vũ Đức Thiện, sinh năm 1991 tại Hà Nội, là cựu sinh viên Đại học Kiến trúc và bắt đầu sản xuất âm nhạc từ năm 2009. Giọng ca Nến và hoa chính thức bước chân vào sự nghiệp âm nhạc chuyên nghiệp với tư cách rapper từ năm 2011. Sau đó, Rhymastic trở thành thành viên trong nhóm sản xuất âm nhạc Space Speakers.
Ở tuổi 29, Rhymastic là số ít rapper vừa làm nhạc, vừa viết lyrics và thể hiện ca khúc của chính mình. Tên tuổi của anh gắn liền với nhiều sản phẩm như Yêu 5, Nến và hoa, Trên lầu cao, Treasure.
Ngồi cùng vị trí với Rhymastic trong Rap Việt, JustaTee được khán giả nhận xét là ban giám khảo "mềm mỏng". Anh là một trong những nghệ sĩ underground có lượng lớn người hâm mộ. JustaTee tên thật là Nguyễn Thanh Tuấn, sinh năm 1991. Trước khi hoạt động với rap name JustaTee, anh từng lấy nghệ danh là JayTee. Giọng caThằng điênlà cựu thành viên của Click Click Boom – nhóm nhạc rap đa thành viên đầu tiên tại Việt Nam.
Năm 2010, JustaTee bắt tay với rapper Lil’ Knight sáng lập nhóm LadyKillah. Nam ca sĩ từng vắng bóng khỏi thị trường âm nhạc trong 2 năm và trở lại thu hút với Đã lỡ yêu em nhiều, Thằng điên. Anh là số ít rapper theo đuổi song song 2 dòng nhạc R&B và hip hop.
Đại diện cho đội ngũ sản xuất âm nhạc tại Rap Việt là "phù thủy âm nhạc" Touliver, tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1987. Tên tuổi của anh được khán giả chú ý hơn sau chương trình The remix 2015 và mối tình với ca sĩ Tóc Tiên. Trước khi trở thành producer nổi tiếng, Touliver từng theo học piano 11 năm. Tuy nhiên sau đó chồng ca sĩ Tóc Tiên nhận ra đam mê của bản thân là dòng nhạc hiện đại, hòa âm phối khí. Năm 2007, Hoàng Touliver gây ấn tượng với những bản beat của Tell me why, Hoa sữa, Ngày mai, Destiny, Mr. Right...
Hoàng Touliver sống kín tiếng, không chia sẻ chuyện riêng tư trên mạng xã hội. Đám cưới của anh và Tóc Tiên cũng được tổ chức tại Đà Lạt với sự tham gia của bạn bè thân thiết. Trên trang cá nhân, Touliver chỉ vđăng ảnh liên quan đến công việc, bạn bè và rất hiếm khi đăng ảnh với vợ.
Theo Zing
Nhà báo Lại Văn Sâm khiến rapper Wowy xúc động
Wowy cho biết nhà báo Lại Văn Sâm là thần tượng của anh suốt nhiều năm. Nam huấn luyện viên của Rap Việt cảm thấy bất ngờ khi cựu MC Ai là triệu phú muốn chụp ảnh với mình.
">Tên thật của dàn huấn luyện viên Rap Việt