Hồng Cẩm bị suy thận mạn giai đoạn cuối,ệtngãcáichếtbiếttrướccủathiếunữtuổlịch premier league suy tim.
Trong căn phòng trọ rộng chưa đến 10m2 ở sát cổng Bệnh viện Nhi đồng 2, ánh nắng rọi vào khiến cho không gian nóng hầm hập. Không có điều hòa, chiếc quạt máy treo trên cửa sổ chạy vù vù cả ngày lẫn đêm. Sự mệt mỏi trong cơ thể lẫn cái khó chịu của thời tiết khiến Hồng Cẩm thở khó nhọc.
Hồng Cẩm mắc phải hội chứng thận hư khi mới 4 tuổi. Cơ thể của em không đáp ứng thuốc nên bệnh tình nhanh chóng tiến triển. Năm lên 7 tuổi, em bắt đầu chạy thận. Tiếp đó là 10 năm ròng rã, từ mỗi tuần chạy thận 2 lần, về sau lên 3-4 lần. Vết kim đâm vào tay em đã chai thành màu trắng, nổi bật trên màu da đen sạm vì bệnh tật.
Năm nay Hồng Cẩm 17 tuổi. Thế nhưng căn bệnh khiến em không có cơ hội được trưởng thành, vóc dáng chỉ như một cô bé 8 tuổi. Em cũng chưa từng được đến trường nên không biết chữ. Khi tự giới thiệu về mình với chúng tôi, Hồng Cẩm khá dè dặt. Cô bé tự ti, bởi đã từng rất nhiều lần phải chịu đựng ánh mắt ngạc nhiên pha lẫn tội nghiệp mà mọi người dành cho em.
Nhiều khi cha mẹ của Hồng Cẩm quá bận, một mình bà Ngọc lo liệu, đưa đón 2 đứa cháu đi bệnh viện điều trị. |
Hiện tại, bệnh của em đã ở giai đoạn cuối, tính mạng giống như ngọn đèn trước gió. Điều đau lòng là em hiểu tương lai của mình sẽ thế nào. Chúng tôi hỏi em có sợ chết không? Cẩm nói: “Em sợ lắm, nhưng biết làm sao bây giờ. Rất nhiều bạn chơi cùng em đã không còn nữa rồi”.
Chúng tôi cay đắng thay cho Cẩm, rồi lại xót xa cho Mỹ Ly, đứa trẻ mắc hội chứng thận hư khi chưa đầy 2 tuổi. Cô bé cũng giống chị mình, không đáp ứng thuốc điều trị. Thế nhưng còn tệ hơn chị gái, Mỹ Ly hiện nay mới 5 tuổi, nhưng đã bị suy thận giai đoạn 4, chẳng mấy chốc lại cũng phải chạy thận nhân tạo.
Bà Ngọc, bà nội của 2 đứa trẻ nghẹn ngào: “Từ khi bé Cẩm bị bệnh, một mình tôi đưa con đi điều trị, nhìn những mũi kim vừa to vừa dài đâm vào da thịt con mà lòng tôi như bị sát muối. Vậy mà Mỹ Ly còn nhỏ hơn chị nó. Tôi không biết đến lúc ấy con có chịu đựng nổi không. Thương xót lắm cô ạ!”.
Ngắm nụ cười ngây thơ của Mỹ Ly, chúng tôi cũng không khỏi xót xa. |
Từ một huyện vùng xa xôi của tỉnh Cà Mau, không có đất đai canh tác, vợ chồng anh Liệt, chị Hà phải bôn ba lên thành phố xin vào làm công nhân. Đồng lương còm cõi, chẳng ngờ sinh được 2 đứa con thì cả 2 cùng mắc bệnh mãn tính, tương lai vô vọng.
Vợ chồng anh Liệt lúc nào cũng phải gắng sức làm tăng ca để có thêm thu nhập. Chưa kể thời điểm còn điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, sức khỏe của Cẩm rất yếu, nhiều lần bị khó thở, thiếu máu, họ buộc phải chắt chiu nhiều hơn, mướn thêm một phòng trọ ở gần bệnh viện để đảm bảo sức khỏe cho con gái.
“Mấy đứa nó tội lắm, đi làm miết tới khuya. Nhưng khi có tiền còn đỡ. Cả năm ngoái dịch bệnh phức tạp, đợt làm đợt nghỉ, gần như không tăng ca. Thu nhập ít đi khiến cho việc chăm sóc và điều trị bệnh cho 2 đứa nhỏ chẳng đến nơi đến chốn. Giờ tôi chỉ sợ đứa lớn không cầm cự được nữa”, bà Ngọc giãi bày.
Hiện tại, Hồng Cẩm đang chạy thận tại Bệnh viện quận Thủ Đức, còn Mỹ Ly đang theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Thỉnh thoảng vợ chồng anh Liệt có thời gian mới phụ giúp bà Ngọc chăm sóc con gái, còn lại, một mình bà chật vật với 2 đứa cháu, đi lại giữa 2 bệnh viện. Căn bệnh tiểu đường nhiều khi hành hạ, nhưng bà cũng chẳng dám kêu than.
Bà Ngọc tâm sự: “Sức tôi còn chịu được. Giờ tôi chỉ mong sao có tiền để chăm lo cho 2 đứa nhỏ tốt hơn, chứ căn bệnh này mà bỏ bê thì nó đi lúc nào không hay đó cô ơi”.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: