您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh
Soi kèo phạt góc Spartak vs Legia Warsaw, 21h30 ngày 15/9
NEWS2025-01-19 12:13:15【Kinh doanh】2人已围观
简介èophạtgócSpartakvsLegiaWarsawhngànay ngày gì Hoàng Ngọc - 15/09/2021 05:1nay ngày gìnay ngày gì、、
很赞哦!(4525)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Varnsdorf vs Hradec Kralove, 19h00 ngày 15/1: Khó có bất ngờ
- Tranh của Leonardo da Vinci đắt nhất trong lịch sử đấu giá
- HTV2 phát sóng “Hậu duệ mặt trời”
- Quấy rối công sở, không có cũng... buồn
- Nhận định, soi kèo Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1: Nợ chồng thêm nợ
- Brad Pitt: Đời tôi thật thảm hại
- Rủ bạn trai đi khám, tôi sốc nặng khi anh mắc bệnh này
- Tác giả hit 'Việt Nam ơi' hạnh phúc tột độ được hát cho thầy Park và U23 Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Blackburn vs Portsmouth, 2h45 ngày 16/1: Lật tìm bản ngã
- Mẹ cầu thủ xông vào sân tát trọng tài
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Dundee FC vs Celtic, 03h00 ngày 15/1: Tí hon đấu khổng lồ
- Trở lại Hà Nội để đồng hành cùng người bạn đồng niên là danh ca Chế Linh trong liveshow riêng của ông có tên gọi “Tình bơ vơ”, nữ danh ca Giao Linh đã có những giây phút trải lòng xúc động.
Bén duyên âm nhạc từ năm 17 tuổi, giọng ca được mệnh danh “Nữ hoàng sầu muộn” quyết chí đi hát không chỉ để thỏa mãn niềm đam mê từ tấm bé mà còn để kiếm tiền đỡ đần bố mẹ nuôi 6 em thơ.
Chia sẻ về người bạn đời hiện tại, danh ca Giao Linh kể, bà gặp ông từ năm 17 tuổi khi cả hai chơi chung trong một nhóm bạn song phải đến hai thập kỷ sau, mối quan hệ này mới chính thức chuyển từ bạn sang yêu. “Cha mẹ tôi sinh được 10 người con, mất 3 còn lại tôi và 6 đứa em ở dưới. Nhà nghèo, lại có đàn em nheo nhóc thơ dại như vậy nên làm sao mình có thể sống thoải mái để hưởng hạnh phúc riêng đây. Tôi luôn nghĩ mình phải lo cho các em nên người nên khi có bạn trai chỉ cần người ta có chút suy nghĩ gờn gợn gì đó kiểu như ‘sao em lo cho gia đình nhiều quá’ là không thể tiến tới được với mình”, nữ danh ca tâm sự.
Cũng bởi gánh nặng gia đình, thương ba mẹ và các em nên cả một thời thanh xuân, dù có nhiều người theo đuổi và trải qua một vài mối tình nhưng danh ca Giao Linh chưa nghĩ đến chuyện lấy chồng chỉ tâm niệm làm sao lo lắng cho các em được học hành tử tế. Khi các em đều khôn lớn và thành tài, bà có thời gian nghĩ cho bản thân để lập gia đình thì tuổi lại không còn trẻ.
Chia sẻ về người bạn đời hiện tại, danh ca Giao Linh kể, bà gặp ông từ năm 17 tuổi khi cả hai chơi chung một nhóm bạn song phải đến hai thập kỷ sau, mối quan hệ này mới chính thức chuyển từ bạn sang yêu. Hóa ra trong suốt quãng thời gian dài trước đó, trong khi bà chỉ xem ông như một người bạn, một người anh trai ông lại âm thầm thích bà nhưng không dám nói vì sợ “đọ” không lại các vệ tinh xung quanh và ngại bị bà từ chối.
Sự âm thầm đó khiến cả hai vô tình lạc nhau trong cuộc sống, mỗi người rẽ theo một hướng riêng. Cho tới khi gặp lại nhau, danh ca Giao Linh ở tuổi 37, độc thân, còn ông đã trải qua 3 lần đò với 6 người con riêng. Trải qua những biến cố trong cuộc sống, ông mạnh dạn ngỏ lời với bà. Có điều khi ấy, bà cảm thấy trái tim mình dao động nhưng vẫn dè dặt vì ngại ngần không biết liệu có thể dung hòa với cuộc sống của một người đàn ông từng trải như vậy không.
Đem băn khoăn này đi kể với một số người bạn thân trong giới, danh ca Giao Linh nhận được những cái lắc đầu lo lắng vì sợ ông “đào hoa” quá làm khổ bà, trong khi bà trong mắt bạn bè là người hiền lành và ra đời dễ bị thua thiệt. Nhưng cuối cùng, bà vẫn quyết định nghe theo tiếng gọi của trái tim và tin vào duyên nợ vợ chồng với suy nghĩ: “Tình yêu của mình có thể không hoàn hảo nhưng giữ sao cho đẹp, chấp nhận mở lòng đón nhận 6 đứa con riêng của anh”.
“Tình yêu của mình có thể không hoàn hảo nhưng ráng giữ sao cho đẹp, chấp nhận mở lòng đón nhận 6 đứa con riêng của anh”, danh ca Giao Linh chia sẻ. Sau này khi chung sống với nhau, tuy không có con chung nào với ông song bà không buồn về điều đó mà tự nhủ: “Mình không có con dành tình cảm yêu thương cho con chồng càng nhiều càng tốt, các con đã thiệt thòi nhiều thứ, mình thêm thật nhiều nụ cười chứ không được lấy của chúng những giọt nước mắt”.
Cho tới giờ, sau 32 năm gắn bó, danh ca Giao Linh tin rằng, bà đã chọn đúng “một nửa” của đời mình, gặp được tình yêu đích thực là ông. Niềm hạnh phúc đó như được nhân lên khi cả 6 người con riêng của ông đều yêu quý và đối với bà rất chân thành, tình cảm. Cũng chính các con chồng đã động viên bà trở về nước hoạt động nghệ thuật sau thời gian dài sinh sống và định cư ở nước ngoài.
Nói thêm về cuộc sống với người bạn đời mà bà vẫn gọi là “người cùng chí hướng”, nữ danh ca thổ lộ, có lẽ vì khó khăn lắm mới đến được với nhau, lại đến với nhau khi không còn trẻ nên cả hai rất trân quý thời gian ở bên nhau, chuyện tình cảm vì thế mà lúc nào cũng trong trạng thái “nướt rút” – còn bao nhiêu thời gian là dành hết cho nhau.
Suốt mấy chục năm chung sống, vợ chồng bà thỉnh thoảng cũng có lúc giận hờn nhưng không bao giờ nói nặng lời với nhau vì cùng chung quan điểm “hạnh phúc là do mình tự tạo dựng nên mỗi người đều phải tự giữ, nhất là khi tuổi già không bỏ sót một ai, thời gian không còn nhiều cớ gì không dành để yêu thương”.
Tình Lê
Giao Linh từng hốt hoảng vì câu nói của Tuấn Vũ
Lâu ngày gặp lại nhau, Tuấn Vũ buông ngay câu "người ta bảo vợ chồng chị đầu trâu mặt ngựa đấy" khiến danh ca Giao Linh hốt hoảng.
">Danh ca Giao Linh nói về mối quan hệ với 6 con riêng của chồng
- Ngày 12/4, Hội đồng Chấp hành UNESCO tại Kỳ họp lần thứ 204 tại Paris, Pháp đã thông qua Nghị quyết công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO (CVĐCTC). Dịch văn bia tại Mỹ Sơn sang tiếng Việt và Anh">
UNESCO công nhận Công viên Địa chất Non Nước Cao Bằng là Công viên Địa chất Toàn cầu
Căn hộ trống trải của Qiao Sang ở Hà Bắc (Trung Quốc).
Cuộc sống "không tiêu thụ"
Trong đoạn video được Qiao Sang chia sẻ, những ngày đầu cô cố gắng bắt chước Dinh để không phải tiêu tiền. Tuy nhiên, Qiao nhanh chóng nhận ra mình không thể sống như vậy và phải tìm cách cân bằng.
Buổi sáng, cô tự nấu ăn bằng nồi cơm điện. Buổi trưa khi đồng nghiệp ra ngoài dùng bữa, Qiao chỉ ăn táo và uống sữa đậu nành tự làm. Buổi tối, cô không ăn.
Để hạn chế chi tiêu tối đa, Qiao chỉ đi siêu thị vào cuối ngày và mua hàng sắp hết hạn được giảm giá. Thấy Qiao ăn uống kham khổ, một số đồng nghiệp thường mang thức ăn thừa ở nhà đến công ty cho cô.
Đôi lúc, Qiao sử dụng sách, các vật phẩm thừa trong nhà để đổi lấy thực phẩm từ đồng nghiệp. Cô cũng được một số khán giả theo dõi video gửi tặng gạo, rau củ.
Bên cạnh tiết kiệm ăn uống, Qiao cắt giảm tối đa việc mua sắm, đi lại. Sau khi cho hết khoảng 200 bộ quần áo cũ, cô chỉ giữ lại vài ba bộ mặc hàng ngày.
Dù đi làm hay gặp khách hàng, tham gia bất kỳ sự kiện lớn nhỏ nào, cô gái 31 tuổi này cũng không trang điểm, chỉ mặc bộ quần áo bạc màu và đeo chiếc túi vải trắng.
Qiao Sang chỉ giữ lại nệm và sách do khán giả gửi đến.
Căn nhà rộng 80 m2 của Qiao ngày càng trở nên trống trải khi cô lần lượt đem cho hoặc vứt bỏ mọi đồ đạc trong nhà, chỉ giữ lại một tấm nệm, bộ bàn ghế và tủ đựng quần áo.
Trong nhà Qiao hiếm khi bật đèn. Cô cũng không dùng giấy vệ sinh, hạn chế sử dụng nước, các chất tẩy rửa thông thường như sữa tắm, dầu gội, kem đánh răng, bột giặt...
"Nếu công ty không quá xa nhà, tôi cũng chẳng mua ván trượt", Qiao nói. Khi có việc cần di chuyển, cô gái này dùng ván trượt thay cho các phương tiện khác.
Tháng đầu tiên áp dụng lối sống tiết kiệm, Qiao chỉ mất 20,5 NDT cho rau củ và trái cây. Sinh hoạt phí một tháng mất khoảng 2.900 NDT, ít hơn nhiều so với trước đây.
"Thu nhập của tôi không hề thấp. Trước đây tôi tiêu xài hoang phí và đã từng có thời gian phó mặc hạnh phúc của bản thân vào việc tiêu tiền", Qiao nói.
Kết thúc lối sống tối giản sau 117 ngày
Trước khi thay đổi lối sống, Qiao đã kết hôn với một người đàn ông quen qua mạng. Đôi vợ chồng trẻ từng đồng ý với nhau sẽ coi tất cả các ngày lễ là "ngày hội mua sắm".
Cả hai cũng nhất trí độc lập tài chính, tiền ai nấy tiêu. Nên kiếm được bao nhiêu, đôi trẻ đều "đốt sạch" vào các món đồ yêu thích của riêng mình. Dần dà, ngôi nhà của hai vợ chồng chất đầy đồ đạc.
Khi quyết tâm theo đuổi cách sống mới, Qiao đề nghị chồng mua căn hộ mới nhưng anh không đồng ý. Cả hai nảy sinh mâu thuẫn và thường xuyên cãi vã. Không lâu sau đó, họ quyết định ly hôn.
Qiao cho biết một trong những điều hay ho nhất từ lối sống tối giản là cho cô có thêm thời gian để đọc sách. Mỗi ngày, người theo dõi đều gửi đến nhà cô hàng chục cuốn sách. Thế nhưng, Qiao lại nghĩ nhiều sách như vậy, cũng là một loại tích trữ nên quyết định biến căn hộ thành trạm trung chuyển, gửi sách tới cho ai cần.
Cuốn số ghi lại chi tiêu trong tháng của Qiao Sang.
Đầu năm nay, do ảnh hưởng của Covid-19, Qiao chuyển sang làm việc tại nhà. Bạn bè, người theo dõi không thể gửi đồ đến thường xuyên nên cô phải mất thêm 190 NDT/tháng cho tiền mua trái cây và hoa quả.
Vì muốn tiết kiệm, Qiao thường ăn lại thức ăn thừa để qua đêm, đồ quá hạn sử dụng. Hậu quả là không lâu sau cô phải nhập viện vì nôn mửa, tiêu chảy và tụt huyết áp.
Bác sĩ chẩn đoán cô bị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra cách ăn uống tằn tiện, không đủ chất cộng với việc thường bỏ bữa khiến Qiao giảm 3 kg, cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng.
Sau lần nhập viện đó, Qiao đã phải xem xét lại lối sống tối giản sai cách của bản thân. "Tôi nghĩ mình phải đối xử tốt với bản thân hơn, chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi ăn uống".
Sau 117 ngày theo đuổi cách sống không chi tiêu, Qiao ngừng đăng video và trở lại cuộc sống bình thường. Giờ đây thay vì nghĩ đến chuyện tiết kiệm tiền, cô chú tâm hơn vào chế độ ăn uống, giờ giấc sinh hoạt.
"Khi nói tới khái niệm sống tối giản, tôi lầm tưởng nó đồng nghĩa với tiết kiệm tuyệt đối. Tuy nhiên sau lần nhập viện, tôi hiểu rằng tối giản là việc lựa chọn những gì cần thiết nhất cho cuộc sống cá nhân", cô nói.
Theo Zing
'Lời thú tội' của những siêu lừa đội lốt trai đẹp, giỏi, giàu
Sau khi chiếm đoạt số tiền hàng tỷ đồng và bị phát giác, các siêu lừa bất ngờ thú tội. Chúng vào vai kẻ đáng thương hòng tranh thủ chút niềm tin, tình thương còn sót lại của nạn nhân để tiếp tục bòn tiền.
">Người phụ nữ nhập viện, đổ vỡ hôn nhân sau 4 tháng sống tối giản
Nhận định, soi kèo Nữ Puebla vs Nữ Club Leon, 08h00 ngày 16/1: Sểnh nhà ra… mất điểm
Sau 20 năm trồng hoa không thu được nhiều tiền, ông Hong In Heon đã thay đổi cách làm bằng cách trồng cỏ 4 lá. Màu xanh ngập tràn khắp nơi, những cây cỏ nhỏ xíu có thể đưa về cho ông Hong In Heon số tiền lên tới 100.000 USD/tháng (2,3 tỷ đồng). Nếu như giữ độ ẩm, nhiệt độ ở mức hợp lý, có 4 lá phát triển tốt, cho thu hoạch quanh năm và ông Hong có thể kiếm tiền đều.
Điều đặc biệt là cỏ 4 lá do ông Hong In Heon có thể ăn được. Khách hàng thu mua là những quán cà phê và nhà hàng trên khắp Hàn Quốc. Sau khi mua về, cỏ 4 lá sẽ trở thành thứ được bài trí trên các cốc cà phê, ly nước tạo điểm nhấn đẹp với khách.
Ông Hong In Heon đóng cỏ 4 lá theo gói, mỗi gói gồm 500 cái và chuyển cho khách. Mức giá mỗi gói là 150 USD. Mỗi ngày, từ trang trại này có 10.000 cỏ 4 lá được đưa ra thị trường.
Trước đây, ông Hong trồng hoa suốt 20 năm, nhưng số tiền kiếm được không nhiều. Người đàn ông này nhận ra cần làm điều gì đó khác biệt, cho nên chọn chọn trồng cỏ 4 lá và được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Cỏ 4 lá được các quán cà phê nhập về để trang trí đưa lại nguồn thu lớn cho ông Hong. Con đường đi đến thành công của ông Hong In Heon không phải ngày 1 ngày 2 mà đó là quá trình kéo dài 9 năm nghiên cứu, thử nghiệm. Ông trồng cỏ 4 lá theo cách tự nhiên, không tạo đột biến.
Những cây cỏ 4 lá của ông Hong không chỉ là lời chúc may mắn mà còn cho thấy được sự sáng tạo, dám nghĩ dám làm của người đàn ông gắn bó với công việc trồng trọt. Câu chuyện của ông Hong đã được kênh truyền hình ở Hàn Quốc ghi hình và phát sóng để giới thiệu mô hình cho mọi người cùng học tập.
Theo Dân Trí
Người đàn ông Cần Thơ trồng rau muống, xây 6 cây cầu tặng dân
Sau nhiều lần trồng các loại cây nông nghiệp thất bại, ông Nguyễn Văn Bi quyết định khởi nghiệp lại với cây rau muống hạt.
">Trồng cỏ lạ 4 lá cầu may, người đàn ông kiếm tiền tỷ mỗi tháng
- Tiësto - DJ số 1 thế giới theo bình chọn của tạp chí danh giá DJMag trong vòng 3 năm liên tiếp (2002, 2003, 2004) sẽ trình diễn một đêm duy nhất tại đại lễ hội âm nhạc mang tên eMBee - Music Connection tại Hà Nội vào ngày 9/12 tới.
Nhan sắc hai Á hậu làm MC VTV ngắm mãi không chán">DJ Tiësto biểu biễn tại đại lễ hội EDM Việt Nam
- Chúng tôi, những bác sĩ tham gia tổng đài tư vấn bệnh nhân F0 của Sở Y tế TP HCM đã tưởng sẽ được giảm bớt áp lực công việc từ khi cả nước bước sang "bình thường mới". Nhưng hai tuần nay, các cuộc gọi đến cứ tăng lên. Vẫn những câu hỏi tôi đã trả lời suốt mấy tháng: "Bác sĩ ơi, em test Covid bị hai vạch rồi", "Sao em chích hai mũi rồi mà vẫn dương tính hở bác sĩ?", "Cả nhà em lại dương tính hết rồi, em lo quá!".
Đa phần các ca F0 mới đều đã được tiêm hai mũi vaccine, triệu chứng có phần nhẹ hơn. Bệnh nhân của tôi thường mô tả chỉ sốt nhẹ, ho, sổ mũi như cảm cúm thông thường. Nhưng vẫn có một số có bệnh nền, lớn tuổi và diễn tiến nặng. Vài hôm trước, tôi tiếp nhận một ca F0 gọi đến và phải liên hệ để chuyển viện ngay vì diễn tiến xấu quá nhanh. Bệnh nhân ung thư phổi, nhưng vẫn sinh hoạt được bình thường. Bà bị sốt, thử test nhanh ra kết quả dương tính với Covid. Nồng độ oxy trong máu vừa 95% buổi sáng, đến trưa đã tụt xuống còn 80%. Nhập viện, bà phải thở máy ngay và tiên lượng tử vong.
Nước ta đang bước vào giai đoạn bình thường mới, nhưng không phải là bình thường.
Phải hiểu giai đoạn này là thế nào? Nghĩa là Việt Nam vẫn chưa khống chế được toàn bộ dịch, vẫn còn khả năng cao xuất hiện làn sóng dịch mới. Nghĩa là chúng ta có thể đi làm ăn, sinh hoạt, sản xuất để cuộc sống không ách tắc, nhưng nếu không tự phòng vệ tốt, cơn bão Covid sẽ quay lại.
Làm sao để duy trì nhịp sống mà không làm tình hình dịch tăng lên?
Làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn lâu năm trong bệnh viện, tôi luôn thấy rằng việc thuyết phục mọi người, từ nhân viên y tế đến bệnh nhân, thân nhân người bệnh tuân thủ các biện pháp phòng chống lây nhiễm không hề dễ.
Có những thói quen đã tồn tại rất lâu khiến con người khó thay đổi. Trong môi trường y tế, chúng tôi "sắp đặt" làm sao để kiến thức về phòng chống lây nhiễm được truyền thông khắp nơi, mọi người đều được tập huấn, hiểu rõ các đường lây truyền của vi sinh vật, cách làm gì để phòng chống. Nhưng đến lúc làm việc, sinh hoạt, thực hành thì không ít người quên hoặc không tuân thủ.
Tôi từng làm một khảo sát. Khi hỏi nhân viên rằng biện pháp nào quan trọng nhất để phòng ngừa lây nhiễm, hơn 97% trả lời là phải vệ sinh tay, hơn 98% trả lời sẽ rửa tay khi ở trong môi trường chăm sóc bệnh nhân. Nhưng đến khi quan sát thực tế, chỉ hơn 50% rửa tay sau khi sờ vào các môi trường này.
Như vậy, giữa kiến thức và thực hành luôn có một khoảng cách. Vì sao vậy? Các nghiên cứu liên quan dịch tễ học cho biết lý do để con người không để ý tuân thủ các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn không phải do thiếu kiến thức mà do các các rào cản xuất phát từ tâm lý, từ nhận thức cá nhân, các thói quen và cả tác động của yếu tố văn hóa.
Mặt tích cực của Covid-19 tôi thấy rất rõ là ý thức phòng chống lây nhiễm của mọi người tăng lên. Theo khảo sát và tổng hợp từ các báo cáo của chúng tôi, trước đây, tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế trong chăm sóc bệnh nhân dao động từ 50% - 70%. Trong dịch, tỷ lệ này tăng lên 90% ở hầu hết các bệnh viện tại Việt Nam, kể cả một số nước. Với dân chúng cũng vậy, giờ đây chúng ta đều có sẵn nước rửa tay tại các khu vực tiếp đón, nơi công cộng, bệnh viện, thang máy, công sở. Hầu hết mọi người đều tự giác mang khẩu trang.
Nhưng những thay đổi tích cực này dường như bắt đầu xao nhãng. Người ta dường như quên quá nhanh những mất mát do Covid-19 gây ra. Hôm qua, ngay gần nhà tôi, vài đám đông lại tụ tập ăn uống, đàn hát, không khẩu trang, không khoảng cách.
Mầm bệnh Covid-19 vẫn còn đó, trên con người, trên vật dụng, trên các bề mặt, trong môi trường kém thông khí, thậm chí cả trong không khí. Lây nhiễm dễ xảy ra khi chúng ta tiếp xúc gần với người có virus, đặc biệt trong môi trường kín. Tâm lý chủ quan, cho rằng chúng ta thoải mái mà sống chung với dịch, cho rằng có mắc bệnh cũng sẽ không sao vì nhiễm rồi, tiêm rồi có thể tạo ra cơ hội vàng cho virus tấn công cộng đồng. Thiệt thòi nhất sẽ là người yếu thế về sức khỏe.
Dự báo số F0 phát sinh trong những ngày tới sẽ tiếp tục tăng cao do nguồn lây vẫn âm thầm tồn tại trong cộng đồng. Tôi cho rằng giờ đây là lúc xốc lại chiến lược phòng dịch lâu dài của các đơn vị nhỏ nhất, là các khu phố, phường, xã, ấp và đến từng cá thể là người dân.
Chống dịch đã đến lúc được cá nhân hóa đến từng người, theo cách tiếp cận từ dưới lên, tức từ từng mắt xích trong cộng đồng là các cá thể. Làm sao để cài đặt thói quen mới vào tiềm ý thức hàng ngày của từng người? Có lẽ hô hào suông là không đủ.
Các đơn vị nhỏ nhất như ấp, khu phố, phường, xã, doanh nghiệp, cửa hàng, nếu chưa làm, có thể vẽ các đường kẻ phân chia chỗ ngồi, nơi xếp hàng, làm việc, thiết lập quy định cứng để tổ chức lại hoàn toàn không gian của mình. Các tổ dân phố có thể lập đội tự quản, phường xã có thể lập các đội tuần tra 5K, đi tuần mỗi ngày để nhắc nhở người dân cách nhau ít nhất một mét, tránh tụ tập...
Nghe thì đơn giản, ai mà chẳng biết, nhưng sẽ có rất nhiều người không làm. Vì thế, nếu cần, đội tuần tra có thể xử phạt hành vi gây nguy cơ lây lan dịch. Chẳng ai muốn thêm chế tài, nhưng khó đúng lúc còn hơn dễ bừa, thiết lập những biện pháp quyết liệt hơn là cách để cả cộng đồng có thể cùng nhau đi đường dài. Khi thói quen cộng đồng đã được ổn định, chúng ta có thể rút các đội tuần tra 5K về.
"Bình thường mới" nghĩa là vẫn không bình thường, nghĩa là cuộc chiến chống dịch đang tiếp diễn không ít cam go, là mỗi chúng ta có thể trở thành F0 bất kỳ lúc nào.
Lê Thị Anh Thư
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">Không thể bình thường