Ngày 7/1,ữngđiềumớibiếtvềbiếnthểlaigiữaDeltavàlich thi dau bong da hôm nay tiến sĩ Leondios Kostrikis - Giám đốc Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học và virus học phân tử thuộc Đại học Síp, cùng các cộng sự đã phát hiện một biến thể mới của virus corona có chung nền tảng di truyền với Delta và sở hữu một số đột biến của Omicron. Nhóm nghiên cứu gọi nó là Deltacron, và đã xác định được 25 ca nhiễm ở Cộng hòa Síp sau khi giải trình tự gen của 1.377 mẫu bệnh phẩm.
Ảnh minh họa: ZUMA Press |
Dưới đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin được biết cho đến thời điểm hiện tại về Deltacron:
- Biến thể đến nay chưa có tên khoa học chính thức.
- Phân tích mẫu bệnh phẩm từ 25 ca nhiễm Deltacron cho thấy, tần suất biến thể xuất hiện ở những người nhập viện cao hơn những người không nhập viện. Điều này có thể cho thấy mối tương quan giữa Deltacron và số ca nhập viện.
- Biến thể vẫn đang được nghiên cứu để xác định xem có gây Covid-19 triệu chứng nặng hơn, dễ lây nhiễm hơn hoặc có thể trở thành chủng trội so với Delta và Omicron hay không. Tiến sĩ Kostrikis nhận định Deltacron sẽ không thể lấn át Omicron trong tương lai.
- Bộ trưởng Y tế Cộng hòa Síp Michalis Hadjipandelas nói Deltacron hiện không có gì đáng lo ngại, và thông tin chi tiết sẽ được chính quyền công bố trong tuần.
- Giáo sư Y học phân tử Eric Topol từ Viện Nghiên cứu Scripps (Mỹ) gọi Deltacron là “biến thể mang tính hù dọa” và không đáng lo ngại. Nhà virus học Sunit K Singh từ Viện Nghiên cứu Khoa học Y tế trực thuộc Đại học Banaras Hindu (Ấn Độ), cũng cho rằng: “Bản chất của những virus ARN, đặc biệt với những loại liên quan đến các bệnh đường hô hấp như SARS-CoV-2, là có khả năng đột biến. Với nhiều đột biến được tìm thấy, thì các dạng tái tổ hợp của chúng có khả năng sẽ xảy ra. Dù vậy, không phải đột biến nào cũng đều đáng báo động đối với sức khỏe cộng đồng”.
- Nhiều nhà khoa học suy đoán Deltacron là do nhiễm khuẩn trong phòng thí nghiệm. Theo nhà virus học Tom Peacock từ Đại học Hoàng gia London (Anh), những đặc tính di truyền của Deltacron không giống quá trình tái tổ hợp của virus, mà tương tự sự trộn lẫn virus do sai sót trong phòng thí nghiệm. Nick Loman, giáo sư về gen vi sinh vật từ Đại học Birmingham (Anh), cho rằng: “Việc tái tổ hợp của Delta và Omicron không bất ngờ, song phát hiện ở Síp dường như chỉ là một "tạo tác kỹ thuật" xảy ra trong quá trình giải trình tự gen của virus".
- Trong thư được gửi đến trang tin Bloomberg hôm 9/1, tiến sĩ Leondios Kostrikis khẳng định các ca nhiễm Deltacron cho thấy virus đột biến do áp lực tiến hóa chứ không phải kết quả từ một hiện tượng tái tổ hợp duy nhất. Ông giải thích, do số ca nhiễm Deltacron nhập viện cao hơn so với người điều trị tại nhà, nên loại trừ giả thuyết biến thể lai tạo ra do sai sót trong phòng thí nghiệm.
- Ngoài Cộng hòa Síp, có thêm ít nhất 1 mẫu bệnh phẩm từ Israel được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu toàn cầu thể hiện các đặc điểm di truyền giống với Deltacron. “Những phát hiện này bác bỏ các tuyên bố cho rằng Deltacron xuất hiện do lỗi kỹ thuật", tiến sĩ Kostrikis cho biết trong e-mail.
>>> Cập nhật tình hình dịch Covid-19 mới nhất
Việt Anh
Chỉ trong vòng 24 giờ qua, Philippines ghi nhận tới 28.707 ca mắc mới Covid-19, cao nhất kể từ khi dịch bùng phát tại nước này.