NEWS

 Nhà bình luận Fareed Zakaria của báo Washington Post nhận định: Các loại thuế không hiệu quả. Trongđoàn văn hậuđoàn văn hậu、、

Cuộc chiến thương mại của ông Trump không hiệu quả

{ keywords}
 

Nhà bình luận Fareed Zakaria của báo Washington Post nhận định: Các loại thuế không hiệu quả. Trong nhiều thập niên gần đây,ộcchiếnthươngmạicủaôngTrumpkhônghiệuquảđoàn văn hậu nỗ lực đã được đổ dồn để giúp các ngành công nghiệp bị suy yếu ở Mỹ. Theo ông Zakaria, không có trường hợp nào mà các loại thuế có thể giúp khôi phục những ngành đã suy yếu, ngoại trừ suy yếu là tạm thời.

Cùng xem ví dụ gần đây nhất, trước thời của ông Trump. Đó là khi các loại thuế được Tổng thống Barack Obama áp lên bánh xe. Năm 2009, sau khi các công ty Mỹ phàn nàn về các bánh xe Trung Quốc nhập khẩu giá rẻ, chính phủ của Tổng thống Obama đã áp đặt mức thuế 35% với bánh xe Trung Quốc. Khoảng 1.200 công việc trong ngành sản xuất bánh xe đã được cứu vãn, theo Viện Peterson.

Tuy nhiên, theo ước tính của Viện Peterson, người tiêu dùng phải trả hơn 1,1 tỷ USD do giá thành tăng, khiến 3.700 công việc trong ngành bán lẻ bị mất. Số tiền tiết kiệm được đối với mỗi việc làm trong ngành sản xuất bánh xe là gần 1 triệu USD. Nhưng sau đó Trung Quốc trả đũa thuế đối với các nhà sản xuất thịt gà của Mỹ và việc này dẫn đến thiệt hại là 1 tỷ USD, Viện Peterson cho biết.

Vậy, tác động lâu dài ra sao? Năm 2008, có 60.000 người Mỹ làm việc trong ngành công nghiệp bánh xe. Song, năm 2017, con số này là 55.000.

Vào những năm 1980, khi người Mỹ lo sợ Nhật tàn phá kinh tế Mỹ bằng các mặt hàng nhập khẩu giá rẻ, Robert E. Lighthizer - nhà đàm phán thương mại hàng đầu Mỹ, phó phụ trách thương mại của chính quyền Tổng thống Ronald Reagan đã đưa ra một loạt rào cản thương mại nhằm cắt giảm hàng hoá nhập khẩu từ Nhật như ô tô và thép.

Douglas A. Irwin, thuộc Viện Peterson cho biết, có hai nghiên cứu toàn diện của Uỷ ban thương mại quốc tế và Văn phòng ngân sách nghị viện (CBO) kết luận rằng các biện pháp trên không hiệu quả. Kết luận của CBO rất đơn giản: “Các hạn chế thương mại không đạt được mục tiêu ban đầu là tăng tính cạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp có liên quan”.

Liên quan tới thuế nhôm và thép dưới thời Tổng thống Donald Trump, Liên minh các nhà sản xuất Mỹ ủng hộ thuế cho hay, có 12.700 việc làm đã được cứu hoặc bổ sung. Tuy nhiên, Viện Peterson tính toán được rằng giá thép cao khiến các công ty Mỹ (vốn phải mua thép như đầu vào cho sản phẩm của mình) tốn 11,5 tỷ USD/năm. Ngành sản xuất nhôm của Mỹ cũng khởi sắc chút ít nhưng vẫn thấp hơn mức hồi 2015.

Mỹ giữ vị trí trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với nhiều ngành công nghiệp coi nước này là trung tâm để sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Nếu Mỹ trở thành pháo đài thuế cao, nó sẽ mất vị trí sống còn trong nền kinh tế quốc tế.

Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia phi đảng phái hồi tháng 3 đã công bố một báo cáo cho biết, ông Trump thúc đẩy việc bảo hộ lớn nhất kể từ thời thuế Smoot-Hawley vào những năm 1930 và cú sốc ngắn thời Nixon năm 1971. Các học giả tính toán được rằng các quyết định thuế mà ông Trump đưa ra vào năm ngoái khiến người tiêu dùng và các công ty Mỹ bị thiệt 68,8 tỷ USD.

Mỹ hiện là nước có các mức thuế cao nhất trong nhóm G7 – các nước công nghiệp hoá hàng đầu thế giới. Tiếp sau Mỹ, các nước khác chắc chắn sẽ bảo hộ hơn. Như lịch sử đã chứng minh, một khi đã áp dụng, các chính sách thuế khó mà huỷ bỏ vì các nhà vận động trong nước được lợi từ đó sẽ ủng hộ mạnh việc duy trì nó. Năm 1964, để trả đũa châu Âu đánh vào gà Mỹ, Washington đã áp thuế 25% với xe tải hạng nhẹ. Thuế đánh vào gà sau đó được huỷ bỏ nhưng thuế với xe tải nhẹ vẫn được áp dụng.

Đúng là Trung Quốc đôi khi có gian dối trong thương mại. Tuy nhiên, theo báo cáo 2015 của Credit Suisse, nước áp đặt các biện pháp bảo hộ phi thuế quan nhiều nhất kể từ 1990 là Mỹ, gấp 3 lần Trung Quốc. Và đó là những gì diễn ra trước khi ông Trump lên nắm quyền. Dù ông Trump muốn Trung Quốc tuân thủ các quy định của Tổ chức thương mại thế giới, một số biện pháp của nhà lãnh đạo này lại vi phạm hoặc lạm dụng quy định.

Nhiều đòi hỏi của ông Trump với Trung Quốc không liên quan tới mở cửa thị trường. Danh mục mua sắm được chuyển cho Bắc Kinh toàn là hàng hoá được sản xuất ở những bang mà Tổng thống muốn thắng trong cuộc bầu cử 2020.

Chiến lược thương mại của ông Trump lúc đầu là ý định tốt nhưng sau đó trở nên chính trị hoá cao độ và vượt tầm kiểm soát, có thể dẫn tới việc phá huỷ một hệ thống đã đem lại hoà bình và thịnh vượng cho thế giới trong 75 năm qua.

Hoài Linh

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap