您现在的位置是:NEWS > Thế giới
2 người tử vong, dừng toàn quốc một thuốc kháng sinh
NEWS2025-01-19 15:09:23【Thế giới】8人已围观
简介-Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng phụ đã ghi nhận 300 trường hợp phản ứng lịch thi đấu v-league hôm naylịch thi đấu v-league hôm nay、、
- Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng phụ đã ghi nhận 300 trường hợp phản ứng có hại với hoạt chất Cefotaxim 1g,ườitửvongdừngtoànquốcmộtthuốckhálịch thi đấu v-league hôm nay trong đó có 2 trường hợp tử vong.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa thông báo tạm ngừng việc mua, bán và sử dụng trên toàn quốc đối với thuốc Tarcefoksym dạng bào chế bột pha tiêm (hoạt chất Cefotaxim 1g/lọ), SĐK VN-18105-14 và VN-6089-08, do công ty Tarchomin Pharmaceutical Works Polfa S.A. của Ba Lan sản xuất và đăng ký.
Thuốc Tarcefoksym (hoạt chất Cefotaxim 1g) có tỉ lệ phản ứng có hại lên tới 13,4% |
Cục Quản lý Dược dẫn báo cáo của Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc cho biết, chỉ trong 4 tháng đầu năm nay đã ghi nhận 300 trường hợp có phản ứng có hại nghi ngờ liên quan đến hoạt chất Cefotaxim trong 4 tháng đầu năm 2016.
Trong đó thuốc Tarcefoksym (hoạt chất Cefotaxim 1g); SĐK VN-18105-14 của công ty Tarchomin Pharmaceutical được báo cáo với tỷ lệ phản ứng có hại cao nhất lên tới 13,4% (tương ứng 43 trường hợp trong 26 lô khác nhau).
Nhiều nhất là 2 lô 1101015 và 1081115 với 4 báo cáo cho mỗi lô, trong đó mỗi lô có 01 trường hợp tử vong.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM khẩn trương lấy mẫu và kiểm tra chất lượng thuốc Tarcefoksym trong 2 lô nói trên để báo cáo về Cục.
Kháng sinh Tarcefoksym (hoạt chất Cefotaxim 1g) là kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng, chỉ định dùng trong nhiễm khuẩn đường niệu-sinh dục, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật...
Minh Anh
很赞哦!(8299)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al
- Nhớ mà gọi điện, chồng bảo… điên
- Lịch thi đấu AFC Cup 2020 của Than Quảng Ninh
- Bùi Tiến Dũng sai nối sai, cửa nào trở lại tuyển Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Brentford vs Man City, 2h30 ngày 15/1: Tiếp đà hồi sinh
- HLV Park Hang Seo ra 'lệnh' đặc biệt với U23 Việt Nam
- Chồng có 'tình một đêm', vợ xử lí sao?
- U23 Việt Nam lặng lẽ về nước
- Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Juventus, 2h45 ngày 15/1
- Vợ nhắn tin chửi đồng nghiệp nữ của chồng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Blackburn vs Portsmouth, 2h45 ngày 16/1: Lật tìm bản ngã
- -Đông đảo bạn đọc bị thu hút bởi bài: Phát khóc vì ôm vàng. Nhiều bạn đã gửi ý kiến phản hồi về Báo VietNamNet.
Có vàng mà ôm còn khóc nỗi gì?Các tin BÀI KHÁC Làm gì với hàng Trung Quốc ‘yểm’ chất lạ?
Thừa bằng cấp, thiếu kỹ năng sống khó xin việc?
Để gia đình chấp nhận bà mẹ đơn thân?
Ngoài 30 chưa cưới vì mẹ chồng bảo chưa đến tuổi
Các cơ quan phúc đáp đầu tháng 4
Hồi âm bạn đọc đầu tháng 4/2013
Bạn đọc chia sẻ ý kiến, đa phần động viên nhau chẳng có gì phải ‘khóc vì vàng” cả. Bạn Nguyen Luan giọng khôi hài: Có đống tiền (mua vàng) mà lại khóc ròng? Tôi lương 3 - 4 triệu đang…cười to đây, cũng muốn khóc như thế quá! Nguyễn Vinh cũng ‘cao giọng’: Khóc gì chứ? Lúc vàng lên, lãi lấy tiền tiêu xài, mua sắm thì khi đó ai sướng? Giờ lỗ đi khóc. Chơi phải chịu thôi, chẳng có gì dễ dàng cả! Tương tự là ý kiến của Dang Manh: Nhiều người còn đang lo chạy bữa trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Có vàng mà ôm còn khóc nỗi gì? Đầu tư thì phải chấp nhận rủi ro chứ! Bạn Đỗ Văn cho rằng: Vàng có xuống giá nhưng chẳng có gì đáng lo, tiền trượt giá mới kinh hoàng... Giữ vàng cho an toàn.
">Có vàng mà ôm, làm sao phải khóc?
- Sau chiến thắng 7-0 của Hàn Quốc trước Myanmar, cơ hội tiếp cận gần hơn với giấc mơ giành vé đến Tokyo dự Thế vận hội của tuyển nữ Việt Nam đang gặp nhiều thuận lợi. Nếu đánh bại Myanmar, tuyển Viẹt Nam lập tức giành quyền đi tiếp. hậm chí, thầy trò Mai Đức Chung chỉ cần hòa Myanmar và không thua đậm trước Hàn Quốc (quá 7 bàn) là có thể lọt đến vòng play-off, tranh vé dự Olympic.
Sự tự tin của thầy trò Mai Đức Chung là có cơ sở, bởi trong những cuộc đối đầu gần nhất, Myanmar không còn là đối thủ ngang tầm đối với Tuyết Dung và đồng đội. Ở lần gặp nhau gần nhất tại AFF Cup nữ 2019, tuyển Nữ Việt Nam hủy diệt Myanmar 4-0.
Tuyển nữ Việt Nam quan sát kỹ lối chơi của Myanmar Cả Việt Nam và Myanmar đều giữ lực lượng nòng cốt là những cầu thủ vừa dự SEA Games 30. Tại giải đấu khu vực Đông Nam Á, trong khi tuyển nữ Việt Nam giành HCV thì Myanmar nhận HCĐ.
Theo giới chuyên môn đánh giá, chỉ cần chơi đúng sức, đoàn quân của HLV Mai Đức Chung giàu cơ hội lấy trọn 3 điểm. Báo chí châu Á cũng đánh giá cao khả năng đi tiếp của tuyển nữ Việt Nam.
Tờ Live Sport Asia nhận định, sau thất bại sát nút ở trận play-off tham dự World Cup nữ 2015, nữ Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn khác tham dự giải đấu quy mô thế giới là Olympic.
Toàn đội quyết tâm giành chiến thắng trước Myananmar "Nữ Việt Nam đang có phong độ tốt khi vừa giành chức vô địch SEA Games và vô địch AFF Cup. Trước đây, nữ Việt Nam từng thất bại ở trận play-off với nữ Thái Lan trong cuộc đua giành vé dự World Cup 2015. Lần này, họ đang đứng trước cơ hội lớn khác để giành vé tham dự Olympic”, Live Sport Asia viết.
Về phần mình, HLV Mai Đức Chung tỏ ra thận trọng: "Myanmar thua thiệt nhiều về tầm vóc và trình độ nên họ chủ yếu chơi phòng ngự 4-5-1 với lối đá bóng dài trước Hàn Quốc. Mặc dù vậy, tôi đánh giá Myanmar cũng vẫn có nhiều tiến bộ sau AFF và SEA Games bởi đây là đấu trường châu lục, các cầu thủ Myanmar cũng tự tin cầm bóng lúc đầu nhưng nhanh chóng bị đối phương ép nên không triển khai được lối chơi, phải cầm cự nửa sân trong suốt trận đấu”.
Tuyết Dung đã quá hiểu về đối thủ Myanmar Ngoài việc đối thủ bị dồn "cửa tử", tuyển Việt Nam được nghỉ lượt trận đầu cũng giúp các nữ cầu thủ có thêm thời gian thích nghi thời tiết, nhuần nhuyễn kỹ chiến thuật toàn đội sau thời gian gián đoạn nghỉ Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, tuyển nữ Việt Nam cũng đều trực tiếp quan sát Hàn Quốc và Myanmar thi đấu với nhau.
“Giải quyết được trận đấu với Myanmar tôi nghĩ trận đấu với chủ nhà Hàn Quốc chỉ còn mang tính thủ tục vì khi đó chúng ta đã giành vé đi tiếp”, HLV Mai Đức Chung cho biết.
Theo lịch thi đấu, tuyển nữ Việt Nam gặp Myanmar lúc 17h (giờ Việt Nam) ngày 6/2 tới tại SVĐ Jeju World Cup. Trận đấu bảng cuối cùng của thầy trò HLV Mai Đức Chung diễn ra lúc 15h ngày 9/2.
Bằng Lăng
">Tuyển nữ Việt Nam vs Myanmar: Quyết thắng, mơ Olympic
- Ngày 10/8, kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 khép lại sau những tháng ngày chờ đợi của cả phụ huynh và học sinh. Đây là một kỳ thi đặc biệt, bởi có những tình huống chưa từng xảy ra trong tiền lệ.
Kỳ thi được tổ chức vào tháng 8, trước những ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng các học sinh cuối cấp đã hoàn thành trọn vẹn năm học bằng cả sự nỗ lực và cố gắng. Kết thúc kỳ thi, các sĩ tử được ví như những chiến binh quả cảm vượt qua một năm học đầy sự biến động. Trong ảnh, thí sinh được đeo khẩu trang, thực hiện các biện pháp phòng dịch trước khi vào phòng thi (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Người đứng đầu ngành giáo dục - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ - cũng được đo nhiệt độ trước khi bước vào điểm thi tại Trường THCS Nam Từ Liêm (Ảnh: Thanh Hùng)
Một phòng thi rộng 500m2 tại tỉnh Đắk Nông dành cho 17 thí sinh đang thực hiện cách ly do trở về từ địa phương có dịch. Các cán bộ làm nhiệm vụ thi cả trong phòng thi và ngoài hành lang đều mặc đồ bảo hộ, thí sinh được rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm bài thi. (Ảnh: Dân trí)
Tất cả các thí sinh này được đưa đến điểm thi bằng xe riêng. 17 thí sinh không có biểu hiện ho, sốt được ngồi thi chung một khu. Trong ảnh, thí sinh đang được giám thi đo thân nhiệt khi đã vào phòng thi. Công tác khử khuẩn được thực hiện ở sau các môn thi. (Ảnh: Dân trí)
Còn tại Thái Bình, thí sinh thôn Bùi (xã Hòa Tiến, Hưng Hà), nơi đang bị phong toả vì có 1 bệnh nhân mắc Covid-19 và 1 thí sinh đi từ vùng dịch Đà Nẵng về đã được đưa đến trường thi bằng xe chuyên dụng. Phòng thi của các thí sinh này được đặt tại tầng 3 của nhà điều hành, tách biệt hoàn toàn với các phòng thi còn lại. (Ảnh: Khánh Linh)
Những thí sinh này được bố trí đi qua lối cổng phụ của điểm thi. Bài thi của các em sẽ được nhân viên y tế dùng đèn cực tím khử khuẩn 20 phút và niêm phong trong tủ riêng. (Ảnh: Khánh Linh)
Thí sinh tại TP.HCM đến trường thi môn Toán trong cơn mưa bất ngờ. (Ảnh: Thanh Tùng)
Một nữ sinh vội vã chạy vào phòng thi. (Ảnh: Thanh Tùng)
Theo quy định, thí sinh phải tháo khẩu trang để kiểm tra trước khi vào phòng thi. Ảnh: Lê Anh Dũng
Đeo khẩu trang, ngồi so le để đảm bảo giãn cách,... - những điều chưa từng có trong tiền lệ. (Ảnh: Thanh Tùng)
Một thí sinh ôm chú mèo đi lạc vào trong phòng thi tại TP.HCM. (Ảnh: Thanh Tùng)
Có những mệt mỏi, có cả những nỗi buồn, nhưng kỳ thi nào rồi cũng sẽ qua. Bước qua được những áp lực ấy, các em là những chiến binh dũng cảm. (Ảnh: Thanh Tùng)
Câu chuyện về tình bạn kéo dài suốt hơn 10 năm của Hiếu và Minh là những hình ảnh đẹp trong mùa thi năm nay. Minh sinh ra với cơ thể không trọn vẹn. Thương bạn, Hiếu sẵn sàng tuyên bố: “Con sẽ cõng bạn Minh đi học”. Khi ấy, cậu mới chỉ tròn 7 tuổi. Trong suốt hơn 10 năm, Hiếu tình nguyện cõng bạn trên vai để cùng nhau đến trường. Kỳ thi này, cả hai vẫn đồng hành cùng nhau. Tình bạn ấy được ví như truyện cổ tích giữa đời thường. (Ảnh: Zing)
Đó còn là nghị lực phi thường của em Trương Quang D., một thí sinh tại Nghệ An. Nén nỗi đau mất bố, nam sinh này đội khăn tang tới điểm dự thi, sau quãng đường dài 150km đi bằng xe khách ngay trong đêm. (Ảnh: NLĐ)
Bằng tất cả sự nỗ lực, các thí sinh đã hoàn thành kỳ thi cuối cùng trong đời học sinh của mình. Kết thúc môn thi cuối, nhiều thí sinh bước ra khỏi phòng với nụ cười tươi rạng rỡ. (Ảnh: Thanh Tùng)
Các thí sinh cùng xem lại đề sau khi kết thúc môn thi cuối cùng. (Ảnh: Thanh Tùng)
Hầu hết các môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được đánh giá là vừa sức. Đa số thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm trạng phấn khởi và lạc quan. (Ảnh: Thanh Tùng)
Hai học sinh ôm động viên nhau sau buổi thi. (Ảnh: Thanh Tùng)
Một nữ sinh tại TP.HCM nhảy chân sáo khi bước ra khỏi phòng. (Ảnh: Thanh Tùng)
Một người mẹ chào đón con bằng cách đặc biệt. (Ảnh: Thanh Tùng)
Trước những kỳ thi quan trọng của con bao giờ cũng có bóng dáng khắc khoải chờ mong của cha mẹ. Hà Nội những ngày cuối hè trời vẫn nắng chang chang, còn Sài Gòn lại đổ những cơn mưa bất chợt. Thế nhưng, cha mẹ vẫn đứng đó, trước cổng trường thi và dõi theo từng nhịp bước của con. (Ảnh: Thanh Tùng)
Những cái ôm thật chặt, những nụ cười rạng rỡ như xoa dịu đi tất cả áp lực dồn nén của những ngày thi vừa qua. Sau mỗi kỳ thi, đây vẫn là những hình ảnh đẹp và ý nghĩa còn đọng lại mãi. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Thúy Nga (tổng hợp)
Kỳ thi 'chưa từng có' và một quyết định dũng cảm
“Chúng ta phải coi trọng sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, không vì không đủ thông tin hoặc vì một số khó khăn mà có những quyết định không được cân nhắc kỹ” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định trước kỳ thi.
">Những khoảnh khắc đáng nhớ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020
Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Ain, 20h05 ngày 15/1: Đối thủ kỵ giơ
1. Một thành viên mới của đội bóng đá xem trận đấu dựa vào nạng trên bãi biển ở Freetown. Sierra Leone, đất nước bị chia cắt bởi cuộc nội chiến, có một lượng lớn công dân với cuộc sống bị ảnh hưởng, cả về tinh thần và thể chất, bởi nhiều năm chiến tranh.
2. Một khoảnh khắc của trận bóng đá giữa các thành viên trong hội những người cụt chân. Những chiếc nạng không những không phải vật cản trong việc dứt điểm vào khung thành, mà còn có thể trở thành công cụ hữu hiệu để đạt được bàn thắng.
3. Lahai Makieu (giữa) chải râu trong khi vị hôn thê Zainab Turay (phải) tìm một chỗ ngồi bên ngoài nhà của họ trong cộng đồng Yams Farm ở Freetown, vào ngày 15/4/2022. Makieu, 49 tuổi, là huấn luyện viên đội bóng đá. Ông bị phiến quân bắn vào năm 1992. Vào thời điểm đến bệnh viện, ông đã mất rất nhiều máu và chân trái hoàn toàn bị nát đến mức các bác sĩ phải cắt bỏ.
4. Sheku Turay nghỉ ngơi sau khi leo núi về nhà ở Freetown. Sheku có một chiếc chân giả, nhưng anh không thể sử dụng nó trên những con đường gập ghềnh và đường mòn để về nhà. Anh bị thương năm mới 12 tuổi, khi quân nổi dậy tấn công ngôi làng, ở phía bắc quận Tonkolili, trong cuộc nội chiến khiến hàng chục nghìn người chết từ 1991 đến 2002. Các bác sĩ đã hy sinh chân của Sheku để cứu anh khỏi chứng hoại tử. Giống như nhiều người khác, anh đã tìm thấy sự hỗ trợ rất cần thiết và một hợp đồng mới về cuộc sống thông qua nhóm các cầu thủ bóng đá bị cụt chân.
5. Các cầu thủ khởi động trên bãi biển trước khi bước vào một trận đấu. Hiệp hội Người cụt một chân (SLASA) được thành lập nhằm lấp đầy khoảng trống về cơ sở hạ tầng xã hội dành cho người khuyết tật, cung cấp cho họ khả năng phục hồi sau chấn thương, giải quyết những quan niệm sai lầm về khuyết tật, thúc đẩy hòa bình và giúp những người bị ảnh hưởng tái hòa nhập xã hội.
6. Một kỹ thuật viên làm việc bằng chân giả tại Trung tâm Quốc gia về Phục hồi chức năng ở Freetown, vào ngày 14/4/2022. Trung tâm cũ này không còn chăm sóc cho các nạn nhân chiến tranh. Giờ đây, bệnh nhân của ông là những người bại liệt, những nạn nhân tai nạn giao thông và những người bị bệnh tiểu đường. Ở đây các dịch vụ được cung cấp có chi phí thấp, nhưng không miễn phí. Trung tâm vừa thiếu nhân lực, vừa thiếu nguyên vật liệu làm việc tại chỗ. Đây là nơi các thành viên của đội bóng có thể lấy chân giả.
7. Chân giả của Sheku Turay được chụp tại nhà riêng của anh ở Freetown vào ngày 12/4/2022.
8. Các thành viên của đội bóng dành cho người cụt chân tham dự một trận đấu trên bãi biển. Tất cả đều dùng nạng để chạy và chuyền bóng. Tổ chức cung cấp việc đào tạo bóng đá, tạo ra các cơ sở thực địa có thể được sử dụng bởi toàn bộ cộng đồng, và dạy cho những người trẻ tuổi các kỹ năng để bước vào thế giới công việc một cách hiệu quả.
9. Một thành viên của đội bóng đá Hiệp hội Thể thao Người cụt một chân đá bóng trong buổi tập luyện ở Freetown vào ngày 16/4/2022.
10. Một phụ nữ chứng kiến trận đấu bóng đáđã chúc mừng thành tích của các cầu thủ. Cô cũng sử dụng nạng vì giống như các thành viên đội bóng, cô bị khuyết một chân.
11. Các thành viên của Hiệp hội thể thao cụt một chân hát chào đón một cầu thủ mới vừa gia nhập đội, tại Freetown vào ngày 16/4/2022.
12. Một thành viên của đội bóng Hiệp hội thể thao cụt một chân chuẩn bị lội xuống biển sau buổi tập ở Freetown.
13. Adbulai Bah, 66 tuổi, rèn luyện sự cân bằng và sức mạnh của một chân trước khi nhận chân giả tại Trung tâm Phục hồi chức năng Quốc gia ở Freetown, ngày 20/4/2022.
14. Người phụ nữ băng bó chân cho một bé gái tại Trung tâm Phục hồi chức năng Quốc gia Freetown, ngày 20/4/2022.
15. Adbulai Bah, 66 tuổi, đang đợi băng bó để giúp tạo hình chân giả mới tại Trung tâm Quốc gia về Phục hồi chức năng ở Freetown, ngày 20/4/2022.
16. Một phụ nữ chờ được lắp chân giả mới tại Trung tâm Quốc gia về Phục hồi chức năng ở Freetown, ngày 20/4/2022.
17. Các thành viên của đội bóng đá Hiệp hội thể thao cụt một chân thi đấu trong một buổi tập luyện ở Freetown, Sierra Leone, vào ngày 16/4/2022. Đội bóng được thành lập từ năm 2002, khi chiến tranh kết thúc, bởi Mamoudi Samai, mục sư của một nhà thờ trong khu vực. Tổng cộng có 70 người tham gia, trong đó có hàng chục phụ nữ, những người bị khuyết một cánh tay hoặc một chân.
TT (Theo El Pais)
MU chốt nhanh Danjuma, Gundogan về Barca
MU chốt thương vụ Danjuma, Gundogan muốn về Barca, Newcastle chiêu mộ Pellegrini là những tin bóng đá chính hôm nay, 10/6.">Sierra Leone, bóng đá và những bàn thắng bằng nạng
Link xem trực tiếp bóng đá Anh vs Mỹ, 2h hôm nay 26/11
Link xem trực tiếp World Cup 2022 Anh vs Mỹ - VietNamNet cập nhật link xem trực tiếp bóng đá giữa Anh vs Mỹ, Bảng B World Cup 2022.">Xem trực tiếp Thụy Sĩ vs Cameroon
- Hôm 3/2 vừa qua, Malaysia thông báo về việc nhập tịch thành công cho Liridon Krasniqi - cầu thủ người gốc Kosovo.
LĐBĐ Malaysia (FAM) cũng xác nhận đã sớm gửi hồ sơ của Krasniqi lên FIFA, nhằm hoàn thành các thủ tục cho anh thi đấu quốc tế.
Krasniqi được ví là tài sản của Malaysia FAM hy vọng Krasniqi sẽ được triệu tập trong thời gian tới, khi Malaysia đấu UAE (26/3) và tuyển Việt Nam (31/3) ở vòng loại World Cup 2022, bảng G.
Tiếp xúc với truyền thông Malaysia, HLV trưởng Tan Cheng Hoe cho biết, ông đang theo dõi Krasniqi, trước khi quyết định triệu tập anh.
"Một khi Krasniqi đồng ý thi đấu cho Malaysia, sẽ là tác động tích cực. Bởi vì, cậu ấy có cá tính mạnh mẽ, luôn thể hiện động lực chiến đấu cao", ông Tan Cheng Hoe tuyên bố.
HLV Tan Cheng Hoe có quan hệ rất tốt với Krasniqi. Chính ông đưa cầu thủ 28 tuổi này từ châu Âu sang Malaysia, và biến anh thành ngôi sao.
Đấy là khoảng thời gian Tan Cheng Hoe dẫn dắt CLB Kedah (2014-2017), và giành được 3 danh hiệu khác nhau.
Krasniqi được chờ đợi giúp tăng sức sáng tạo và hiệu quả tấn công cho Malaysia, khi tranh ngôi đầu bảng G với Việt Nam.
Thi đấu ở vị trí tiền vệ công, Krasniqi đồng thời có thể đá tiền đạo lùi. Anh nổi bật với khả năng băng lên dứt điểm từ tuyến sau.
"Krasniqi là một tài sản của bóng đá Malaysia", HLV Tan Cheng Hoe đánh giá cao cậu học trò cũ ở Kedah.
"Tôi biết cậu ấy khi còn ở Kedah. Krasniqi thi đấu xuất sắc, và là một cỗ máy ghi bàn của đội bóng.
Ngoài ra, Krasniqi luôn nổi bật với sự chăm chỉ, trong các trận đấu cũng như trên sân tập.
Vì vậy, tôi hy vọng Krasniqi sẽ tiếp tục đóng góp năng lực và những phẩm chất đặc biệt của mình với đội tuyển Malaysia".
Tuy nhiên, một vấn đề mà HLV Tan Cheng Hoe khá e ngại là thể lực cũng như cảm giác bóng của Krasniqi không tốt. Anh không đá trận nào suốt gần một năm nay, kể từ 3/3/2019.
"Krasniqi cần phải cải thiện thể chất, cũng như cảm giác bóng. Tôi sẽ theo dõi kỹ sự thể hiện của cậu ấy".
TT
">Malaysia đấu Việt Nam, Tan Cheng Hoe chờ Liridon Krasniqi