Thảo Nguyên
TS Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng ngồi xuống trao bằng tốt nghiệp cho Thảo Nguyên 

Sinh ra vốn khoẻ mạnh nhưng đến 18 tháng tuổi, căn bệnh bắt đầu ập đến với Nguyên. Để cứu con gái, bố mẹ cô cũng là hai bác sĩ đưa con đi chạy chữa khắp nơi. Thế nhưng gia đình như chết lặng khi cô được kết luận mắc bệnh teo cơ tuỷ sống, căn bệnh khiến Nguyên không thể đi lại được, hạn chế vận động và phải gắn với chiếc xe lăn suốt đời.

Lên cấp 2, Nguyên bắt đầu nhận thức được cơ thể mình khác biệt với mọi người. Nhìn bạn bè chạy nhảy, trêu đùa cô cảm thấy tự ti khi phải ngồi trên xe lăn. Giai đoạn học cấp 3 là lúc tâm sinh lý phát triển, Nguyên chỉ muốn co mình lại vì sợ làm phiền người xung quanh. Lúc này cô có nhiều suy nghĩ nhất là lúc so sánh mình với người khác.

Câu hỏi “tại sao lại là mình, tại sao mình lại bị bệnh” cứ văng vẳng trong đầu. Nhìn ba mẹ tìm mọi cách chạy chữa, động viên mình hằng ngày, Nguyên quyết định không gục ngã. Cô xác định chỉ có con đường đi học và đi học mới là niềm vui để quên đi bệnh tật, khiếm khuyết trên cơ thể. 

'Đứng trên bục giảng là niềm vui vô bờ bến'

4 năm trước, Thảo Nguyên đăng ký vào Trường Đại học Tôn Đức Thắng ngành Sư phạm tiếng Anh với mong muốn sau này được làm cô giáo. Dù ngồi xe lăn, việc học không làm khó được Nguyên. Trong suốt 4 năm học, điểm các môn luôn đạt từ 8.0 trở lên. Cô cũng đạt IELTS 7.0 ở lần thi thứ nhất.

Thảo Nguyên nói, quãng đời sinh viên đã giúp cô thay đổi tính cách từ một người nhút nhát, khép kín tự ti trở thành một người đầy ước mơ, hoài bão. Chính thời gian này Nguyên cảm thấy mình có đủ tự tin thực hiện những điều giống như bạn bè cùng trang lứa. Môi trường đại học cũng cho cô những người bạn, thầy cô hết mực giúp đỡ, trong đó có cô giáo Thu Anh - giáo vụ khoa luôn hỗ trợ cô bất cứ khi nào, hay cô Tuyết Tâm đã đưa ra lời khuyên hợp lý giữa lúc cô mông lung vì chọn chuyên ngành nào để học.

Thảo Nguyên
Nguyễn Phan Thảo Nguyên, 22 tuổi, quê Ninh Thuận, nhận bằng loại giỏi ngành Sư phạm tiếng Anh. 

Nhận bằng tốt nghiệp loại giỏi, Nguyên quyết định về quê hương Ninh Thuận để theo đuổi ước mơ làm giáo viên. Với khiếm khuyết của mình, Nguyên biết sẽ rất khó được nhận vào công tác ở các trường công lập. Trước mắt, cô dự định sẽ mở một lớp dạy tiếng Anh ở nhà để thoả mãn đam mê giảng dạy, cũng như mang đến điều kiện học hành cho những bạn nhỏ khó khăn. Song song đó cô làm gia sư online để trau dồi thêm khả năng và kinh nghiệm, khi có cơ hội sẽ thi tuyển làm giáo viên của một trường gần nhà.

“Đối với em, đứng trên bục giảng, truyền cảm hứng cho các em học sinh là niềm hạnh phúc vô bờ bến”- cô nói. 

Cô gái trẻ quan niệm, làm việc gì cũng phải đặt cả trái tim vào đó. Vì chỉ khi thực sự quan tâm mới có thể dốc hết sức mình, làm với trách nhiệm cao. Dù kết quả thế nào, hãy tự hào vì đã cố gắng hết mình. Thất bại không phải là dấu chấm hết mà đôi khi chỉ đơn giản là một dấu hiệu cho thấy chúng ta cần thay đổi. 

Thảo Nguyên
Nguyên và bố mẹ trong ngày tốt nghiệp đại học bên gia đình

Có mặt trong ngày con gái nhận bằng tốt nghiệp, ông Nguyễn Thành An nói, gia đình chỉ muốn việc học là niềm vui cho con, để con được tiếp xúc với mọi người, quên đi bệnh tật. Hôm nay chứng kiến con nhận bằng tốt nghiệp loại giỏi, với ông đấy là niềm vui không gì diễn tả được. 

Nữ giảng viên gen Z trẻ nhất ĐH Bách khoa Hà Nội

Nữ giảng viên gen Z trẻ nhất ĐH Bách khoa Hà Nội

Trở thành giảng viên của ĐH Bách khoa Hà Nội, Ngọc My nhiều lần bị sinh viên nhận nhầm là bạn cùng lớp, thậm chí cô còn được học trò... rủ tham gia làm chung bài tập nhóm." />

Cô gái bị teo cơ tuỷ sống tốt nghiệp đại học loại giỏi

Nhận bằng tốt nghiệp trên chiếc xe lăn

Nguyễn Phan Thảo Nguyên,ôgáibịteocơtuỷsốngtốtnghiệpđạihọcloạigiỏlịch âm hom nay 22 tuổi, quê Ninh Thuận, nằm trong số ít sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của Trường Đại học Tôn Đức Thắng năm nay. Với 8,6/10 điểm, Nguyên nhận bằng loại giỏi – ngành Sư phạm tiếng Anh. Trong lễ tốt nghiệp hôm nay (1/11) Nguyên nhận bằng trên xe lăn và được hiệu trưởng của trường là TS Trần Trọng Đạo ngồi xuống trao cho cô.  

“Mình rất xúc động, 4 năm sinh viên là hành trình rực rỡ nhất trong 22 năm cuộc đời. Con đường mình đi qua đầy chông gai nhưng cũng nhiều quá đỗi nắng ấm và yêu thương”- Nguyên nói.

Thảo Nguyên
TS Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng ngồi xuống trao bằng tốt nghiệp cho Thảo Nguyên 

Sinh ra vốn khoẻ mạnh nhưng đến 18 tháng tuổi, căn bệnh bắt đầu ập đến với Nguyên. Để cứu con gái, bố mẹ cô cũng là hai bác sĩ đưa con đi chạy chữa khắp nơi. Thế nhưng gia đình như chết lặng khi cô được kết luận mắc bệnh teo cơ tuỷ sống, căn bệnh khiến Nguyên không thể đi lại được, hạn chế vận động và phải gắn với chiếc xe lăn suốt đời.

Lên cấp 2, Nguyên bắt đầu nhận thức được cơ thể mình khác biệt với mọi người. Nhìn bạn bè chạy nhảy, trêu đùa cô cảm thấy tự ti khi phải ngồi trên xe lăn. Giai đoạn học cấp 3 là lúc tâm sinh lý phát triển, Nguyên chỉ muốn co mình lại vì sợ làm phiền người xung quanh. Lúc này cô có nhiều suy nghĩ nhất là lúc so sánh mình với người khác.

Câu hỏi “tại sao lại là mình, tại sao mình lại bị bệnh” cứ văng vẳng trong đầu. Nhìn ba mẹ tìm mọi cách chạy chữa, động viên mình hằng ngày, Nguyên quyết định không gục ngã. Cô xác định chỉ có con đường đi học và đi học mới là niềm vui để quên đi bệnh tật, khiếm khuyết trên cơ thể. 

'Đứng trên bục giảng là niềm vui vô bờ bến'

4 năm trước, Thảo Nguyên đăng ký vào Trường Đại học Tôn Đức Thắng ngành Sư phạm tiếng Anh với mong muốn sau này được làm cô giáo. Dù ngồi xe lăn, việc học không làm khó được Nguyên. Trong suốt 4 năm học, điểm các môn luôn đạt từ 8.0 trở lên. Cô cũng đạt IELTS 7.0 ở lần thi thứ nhất.

Thảo Nguyên nói, quãng đời sinh viên đã giúp cô thay đổi tính cách từ một người nhút nhát, khép kín tự ti trở thành một người đầy ước mơ, hoài bão. Chính thời gian này Nguyên cảm thấy mình có đủ tự tin thực hiện những điều giống như bạn bè cùng trang lứa. Môi trường đại học cũng cho cô những người bạn, thầy cô hết mực giúp đỡ, trong đó có cô giáo Thu Anh - giáo vụ khoa luôn hỗ trợ cô bất cứ khi nào, hay cô Tuyết Tâm đã đưa ra lời khuyên hợp lý giữa lúc cô mông lung vì chọn chuyên ngành nào để học.

Thảo Nguyên
Nguyễn Phan Thảo Nguyên, 22 tuổi, quê Ninh Thuận, nhận bằng loại giỏi ngành Sư phạm tiếng Anh. 

Nhận bằng tốt nghiệp loại giỏi, Nguyên quyết định về quê hương Ninh Thuận để theo đuổi ước mơ làm giáo viên. Với khiếm khuyết của mình, Nguyên biết sẽ rất khó được nhận vào công tác ở các trường công lập. Trước mắt, cô dự định sẽ mở một lớp dạy tiếng Anh ở nhà để thoả mãn đam mê giảng dạy, cũng như mang đến điều kiện học hành cho những bạn nhỏ khó khăn. Song song đó cô làm gia sư online để trau dồi thêm khả năng và kinh nghiệm, khi có cơ hội sẽ thi tuyển làm giáo viên của một trường gần nhà.

“Đối với em, đứng trên bục giảng, truyền cảm hứng cho các em học sinh là niềm hạnh phúc vô bờ bến”- cô nói. 

Cô gái trẻ quan niệm, làm việc gì cũng phải đặt cả trái tim vào đó. Vì chỉ khi thực sự quan tâm mới có thể dốc hết sức mình, làm với trách nhiệm cao. Dù kết quả thế nào, hãy tự hào vì đã cố gắng hết mình. Thất bại không phải là dấu chấm hết mà đôi khi chỉ đơn giản là một dấu hiệu cho thấy chúng ta cần thay đổi. 

Thảo Nguyên
Nguyên và bố mẹ trong ngày tốt nghiệp đại học bên gia đình

Có mặt trong ngày con gái nhận bằng tốt nghiệp, ông Nguyễn Thành An nói, gia đình chỉ muốn việc học là niềm vui cho con, để con được tiếp xúc với mọi người, quên đi bệnh tật. Hôm nay chứng kiến con nhận bằng tốt nghiệp loại giỏi, với ông đấy là niềm vui không gì diễn tả được. 

Nữ giảng viên gen Z trẻ nhất ĐH Bách khoa Hà Nội

Nữ giảng viên gen Z trẻ nhất ĐH Bách khoa Hà Nội

Trở thành giảng viên của ĐH Bách khoa Hà Nội, Ngọc My nhiều lần bị sinh viên nhận nhầm là bạn cùng lớp, thậm chí cô còn được học trò... rủ tham gia làm chung bài tập nhóm.