NSƯT Trần Đức: “Ngoài đời tôi chiều vợ… chứ không thô như trên phim”
Vừa trở lại với phim ảnh ông đã góp mặt trong 3 phim truyền hình liên tiếp nhau. Có vẻ như ông đang muốn “lấy lại những gì mình đánh rơi” sau thời gian xa rời phim ảnh?ƯTTrầnĐứcNgoàiđờitôichiềuvợchứkhôngthônhưtrêvòng loại world cup
Thời còn ở Nhà hát Kịch Hà Nội, tôi làm phim nhiều vì có thời gian rảnh. Tối đi diễn thì ngày tôi vẫn có thể đi đóng phim. Nhưng khi chuyển qua công tác ở trường Cao đẳng Văn hoá nghệ thuật Hà Nội tôi rất bận rộn. Tôi phải đảm trách việc gầy dựng khoa, gánh vác các công việc ở khoa và đào tạo bao thế hệ sinh viên. Vì thế, tôi không có nhiều thời gian dành cho phim ảnh dù niềm đam mê vẫn luôn chất đầy.
Đến gần đây, khi nghỉ hưu, tôi lại được bên Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC) mời tham gia mấy bộ phim: Sống chung với mẹ chồng, Nhà trọ Balanha, Tình yêu và tham vọng…
Lúc về hưu, tôi nghĩ mình phải làm cái gì đó chứ không thể ngồi ở nhà được. Tôi mà ngồi ở nhà một tuần là cuồng chân, cuồng tay… không chịu nổi. Tôi quen làm việc từ ngày xưa rồi.
Nếu bắt buộc phải ở nhà thì cũng tập luyện thể dục thể thao, võ thuật… để nâng cao thể lực của mình và có thể dùng kỹ năng đó để đưa vào vai diễn.
Đối với tôi, được trở lại với phim ảnh là cảm thấy vui rồi. Tiền cát sê, thù lao đối với tôi không thành vấn đề. Vấn đề là mình được làm việc, được công chúng biết đến. Có những nghệ sĩ về hưu, chỉ một năm không đóng phim mà khi gặp lại trông già nua, lão hoá lắm.
Trở lại với phim ảnh khi đã có tuổi nên các vai của ông không còn được “hoành tráng” như trước. Ông có cảm thấy chạnh lòng không?
Với tôi, bây giờ cứ được đi đóng phim là vui rồi. Vai ngắn, vai dài, vai chính, vai phụ… không quan trọng. Truyền hình mời tôi dạng vai nào thì tôi đóng như thế. Nếu được mời đóng những vai dài hơi thì tôi vẫn cố gắng thu xếp thời gian để tham gia.
Tôi có tuổi rồi nên không thể đóng dạng vai đại gia, ông trùm… như trước mà đóng vai bố. Có ông bố hiền lành, có ông bố dữ tợn và có ông bố hào hoa, phong nhã…
Vai ông bố trong “Sống chung với mẹ chồng” dù chỉ là vai phụ thôi nhưng đã góp không nhỏ trong khung cảnh gia đình. Trong gia đình đó, có rất nhiều chuyện mà ông bố là người giữ cân bằng.
Trong “Nhà trọ Balanha” cũng là một vai mang tính chấm phá nhưng đã làm trọn vai trò của một người bố. Một người bố đứng sau đứa con mà đứa con ngay cả khi trưởng thành vẫn không biết bố đã luôn ầm thầm đi theo mình trong mọi bước đời. Ở phim này, tôi diễn bằng một lối diễn rất thoải mái, rất đời thường.
Ông nhìn nhận như thế nào về vai ông bố trong phim “Tình yêu và tham vọng” đang phát sóng trên VTV3?
Đây là một vai rất thú vị, rất đời thường. Ông bố đầy toan tính nhưng sự toan tính đó xuất phát từ tình yêu dành cho đứa con gái duy nhất. Sự toan tính đó đôi khi không hợp với đạo lý nhưng rất gần với đời sống.
Ở ngoài đời, tôi cũng là ông bố có thể làm tất cả vì con của mình. Nhưng tôi khác nhân vật đó ở chỗ, ngoài đời tôi có con trai. Với con trai, tôi luôn muốn con đương đầu với thử thách chứ không đứng ra giúp.
Từ bé, tôi đã dạy con tự lập trong cuộc sống của mình. Nếu con không biết trèo cây thì tôi sẽ dạy con trèo cây, không biết tự vệ sẽ dạy cho cách biết tự vệ, không biết sửa điện nước sẽ dạy cho con biết sửa điện nước… Nghĩa là làm đàn ông phải biết làm tất cả mọi việc. Chứ không phải dạy một đứa con mà cái gì cũng đứng ra làm hộ con, làm hộ con là làm hỏng con. Tôi thích con phải tự bươn chải, tự đương đầu.
Con trai tôi, lúc đầu tôi để cho tự bươn chải, rồi đến khi thất bại về nhà nói tôi mới giúp. Tôi xin cho con vào Nhà hát Tuổi trẻ mà không xin vào Nhà hát Kịch Hà Nội vì tôi sợ con tôi sẽ dựa hơi bố. Với lại, phong cách của nó trẻ trung, hợp với Nhà hát Tuổi trẻ hơn. Cứ thế, cu cậu trưởng thành rồi trở thành đạo diễn, bây giờ theo nghiệp bố đi dạy ở các trung tâm rồi đi dạy ở trường điện ảnh.
Trong gia đình, bà xã có tác động nhiều đến cách dạy con của ông?
Bà xã có cách dạy con của bà ấy, tôi có cách dạy con của tôi. Mỗi người đều nỗ lực dạy con trưởng thành và đều muốn con tự lập trong cuộc sống. Không như những gia đình khác là cái gì cũng phải đến tay bố mẹ. Thậm chí, đến bây giờ, vợ chồng tôi ở riêng, các con ở riêng. Lúc nào thích thì qua chơi với ông bà, lúc nào cần thì có mặt.
Ngoài đời tôi là người mềm mỏng, chiều vợ chứ không thô như trong phim. Nhưng khi vào nhân vật thì mình phải đôn nhân vật lên theo tư duy và sự hiểu biết của mình. Cái này xuất phát từ nghiên cứu, sáng tạo của diễn viên… chứ không phải là ngoài đời tôi như thế.
Trong phim “Tình yêu và tham vọng”, ông đóng nhiều nhất với Lã Thanh Huyền. Ông nhìn nhận gì về diễn viên trẻ này?
Lã Thanh Huyền thì tôi không lạ vì cô bé là học trò khoá đầu tiên do tôi đào tạo. Năm tôi về công tác tại trường thì bắt tay gầy dựng khoa Sân khấu - Điện ảnh và sau đó tổ chức tuyển sinh. Năm ấy, Lã Thanh Huyền đội một cái mũ nồi đến đứng ở góc tường gần văn phòng khoa, trông xinh lắm. Tôi đi qua thấy cô bé cầm tập hồ sơ đứng im, mặt buồn rười rượi. Tôi chủ động hỏi: “Con đứng đây có việc gì thế?”, cô bé thưa: “Thư thầy, con đến nộp hồ sơ để thi vào khoa nhưng hết hạn nên phòng Đào tạo không nhận nữa!”.
Tôi thấy cô bé xinh xắn, có thần thái làm diễn viên nên mới cầm hồ sơ của Lã Thanh Huyền vào phòng Đào tạo nói khó nhờ họ nhận hộ. Tôi bảo đây là cháu tôi. Bên phòng Đào tạo họ nển mình nên nhận hồ sơ. Ba ngày hôm sau cô bé đến thi thì đúng như con mắt nhìn của tôi, cô bé rất có năng khiếu. Ba năm học ở trường Lã Thanh Huyền và Khuất Quỳnh Hoa luôn có thành tích học tập xuất sắc. Cả hai thường xuyên được giao các vai chính trong những vở diễn của trường.
Làm việc với học trò cũ đã trưởng thành và thành danh qua nhiều bộ phim tôi thấy rất vui. Tôi thấy các diễn viên trẻ ngày nay có niềm đam mê lớn lắm. Các bạn ấy bây giờ làm nghề khiếp lắm, mỗi lần ra phim trường chuẩn bị 2 - 3 vali to đùng, trong khi mình mang một cái vali bé con đã thấy khó chịu rồi.
Ở các bạn ấy có một cái gì đó rất nghiêm túc, say sưa với vai diễn. Đó là điều khiến mình cảm thấy rất vui mừng. Thậm chí, bây giờ các bạn ấy còn có điều kiện hơn để chăm chút cho vai diễn của mình vì quần áo, phục trang, phụ kiện… đa phần diễn viên phải tự sắm. Niềm đam mê của giới trẻ bây giờ rất đáng phấn khởi và đặt nhiều hy vọng.
(Theo Dân trí)
Nhan Phúc Vinh khó thở khi diễn cảnh khó nhất 'Tình yêu và tham vọng'
Nhan Phúc Vinh thừa nhận cảnh Minh đau khổ nói chuyện với Tuệ Lâm trước cửa nhà sau khi phát hiện ra sự thật là một trong những cảnh khó nhất trong phim của anh.