您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Puebla , 06h00 ngày 26/1: Chủ thắng trận, thua kèo
NEWS2025-02-01 15:21:30【Thể thao】7人已围观
简介 Linh Lê - 24/01/2025 22:28 Mexico giải đứcgiải đức、、
很赞哦!(3)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Shams Azar FC vs Chadormalou Ardakan, 19h00 ngày 27/1: Tin vào chủ nhà
- Kết quả bóng đá Liverpool 2
- Đoàn tàu bí mật và đội xe không biển số đưa ông Zelensky tới tiền tuyến Ukraine
- Kết quả bóng đá Iran 2
- Soi kèo góc Fulham vs MU, 2h00 ngày 27/1
- Top 10 cầu thủ kiếm tiền 2024: Ronaldo bỏ xa Messi
- Top 10 trò cưng của Mourinho tại MU
- Đề thi chuyên môn Sinh học vào lớp 10 tại Hà Nội năm 2023
- Nhận định, soi kèo Gresik United vs Persibo, 15h00 ngày 28/1: Khách thất thế
- Vì sao Pháp rút khỏi rồi lại tái tham gia NATO?
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01
- Qua đường dây điệp báo, lãnh đạo KGB nhận được thông tin là một nhân viên CIA có kinh nghiệm sẽ tới Liên Xô (tất nhiên là với tên tuổi, nghề nghiệp khác) để gặp một điệp viên là công dân Xô-viết. Cuộc gặp sẽ diễn ra tại Leningrad, nhưng việc đảm bảo an ninh sẽ do tổ điệp báo nằm tại Đại sứ quán Mỹ ở Moscow đảm nhiệm.
Danh tính “vị khách” đến từ CIA lập tức được xác định ngay khi người này nhập cảnh ở sân bay Sheremechevo. Việc còn lại là phát hiện điệp viên mà y cần gặp. Để phối hợp công tác truy tìm với cơ quan an ninh địa phương, một trong những cán bộ phản gián nổi tiếng nhất của KGB là Ivanov được cử đi Leningrad. Tuy nhiên, Ivanov đã phạm một sai lầm không thể tha thứ là đã nói cho Oleg Kalugin – lúc bấy giờ là Cục phó KGB Leningrad biết mục đích chuyến công tác.
Oleg Kalugin. Ảnh: Reuters Tuy nhiên, cũng theo thói quen nghề nghiệp, Ivanov không nói cho Kalugin mọi chi tiết của chiến dịch. Ông không nói rằng “vị khách” cũng đồng thời được một nhóm trinh sát ngoại tuyến đến từ Moscow theo dõi. Và chính nhóm trinh sát này đã chớp được thời điểm hành trình của Kalugin và “vị khách” Mỹ cắt nhau trên một cây cầu qua sông Neva. Hôm sau, “vị khách” trở lại Moscow rồi về luôn Washington mà không gặp gỡ điệp viên của mình. Như vậy, y đã được báo động.
Sự việc xảy ra vào ngày thứ Năm, mà theo thông lệ của CIA, vào thứ Năm các tuần tiếp theo, Kalugin cần phải khẳng định “tín hiệu báo động” đã đưa ra cho “vị khách” để từ chối gặp gỡ. Biết rõ thói quen làm việc theo khuôn mẫu của CIA, Ivanov ngay lập tức ra lệnh chuyển nhóm trinh sát ngoại tuyến Moscow sang theo dõi Kalugin.
Và cũng ngay lập tức có kết quả. Vào thứ Năm tuần sau đó, trong một rạp hát đã xác định được “cuộc tiếp xúc từ xa” giữa Kalugin với một điệp viên Mỹ mà KGB biết rõ. Đó là điệp viên của tổ điệp báo CIA hoạt động dưới vỏ bọc nhân viên Tổng lãnh sự Mỹ tại Leningrad.
Kalugin bằng một cử chỉ tay có vẻ vô tình đã một lần nữa ra tín hiệu báo động cho người Mỹ, thông báo rằng (họ) có thể đã rơi vào tầm ngắm của phản gián Liên Xô. Việc tiếp theo là phải đợi xem bằng cách nào tình báo Mỹ thông báo “ngược” cho Kalugin rằng họ đã hiểu tín hiệu của về mối nguy hiểm gặp gỡ trực tiếp trên lãnh thổ Liên Xô.
Vào 2 ngày thứ Năm tiếp theo, một nữ điệp viên trong tổ điệp báo CIA ở Leningrad đỗ xe vào cùng một giờ trong tầm nhìn trước cửa sổ phòng Kalugin. Động thái này cũng không qua được con mắt của nhóm trinh sát ngoại tuyến. Các đầu mối bắt đầu được khớp với nhau.
Vào cuối những năm 1970, Kalugin được cử đi công tác Praha, Tiệp Khắc. Tại đây, anh ta có nhiệm vụ cố vấn cho các đồng nghiệp Tiệp Khắc xử lí tình huống một nhân viên CIA tự nguyện làm việc cho phản gián Tiệp Khắc. Kalugin đã “cố vấn” cho các bạn Tiệp Khắc không tiếp xúc với điệp viên này.
Sau này, anh chàng người Mỹ đó bị bắt và kết án tù tại Mỹ. Kết luận của phản gián Tiệp Khắc là ai đó – rất có thể chính là Kalugin đã “bán” điệp viên đó cho CIA. Mặc dù không tìm ra chứng cứ trực tiếp về sự phản bội của Kalugin, người ta cũng đưa anh ta về làm Phó cục trưởng KGB Leningrad. Và bây giờ sai lầm của Ivanov làm Kalugin hoảng sợ tới mức y cũng bắt đầu phạm các lỗi không thể tha thứ đối với một tình báo viên chuyên nghiệp.
Kalugin đã không tính đến chuyện nhân viên tình báo Mỹ đang bị các trinh sát viên ngoại tuyến đến từ Moscow theo dõi, bám sát, nên đã đánh tín hiệu báo động cho nhân vật này. Do vậy bản thân ông ta cũng lọt vào tầm ngắm của các trinh sát viên. Kết luận quá dễ dàng: Nhân viên người Mỹ tới Leningrad không để gặp ai khác, ngoài Kalugin.
Chẳng bao lâu sau, Kalugin lại phạm sai lầm thứ hai khi tiếp xúc với “cựu đồng môn” ở Đại học Columbia Yacovlev – người cũng như Kalugin đã bị CIA mua chuộc, tuyển mộ từ năm 1959, khi hai vị này được cử sang thực tập tại Đại học Columbia trong chương trình trao đổi sinh viên đầu tiên giữa Liên Xô và Mỹ.
Thực ra, đến thời điểm đó, KGB đã coi Yacovlev là điệp viên ảnh hưởng cỡ bự của CIA, nhưng do ông này đã ngồi ở vị trí quá cao (Uỷ viên Bộ Chính trị) và lại được Gorbachov che chở, nên KGB không thể xử lí được. Tuy nhiên, với việc hai người bạn học “vô tình” gặp nhau sau những gì xảy ra ở Leningrad, đã có đủ cơ sở khẳng định rằng cán bộ cao cấp KGB Kalugin đã bán mình. Kalugin ngay lập tức bị loại khỏi ngành tình báo và chờ ngày truy cứu.
Đáng tiếc, đó chính là thời điểm Liên Xô tan vỡ. Bản thân KGB bị các thế lực “dân chủ”, “cấp tiến” do CIA giật dây khiêu khích, tấn công, và một trong những nhân vật được các thế lực này sử dụng chính là Kalugin. Để được lọt vào hàng ngũ “những người cải cách”, Kalugin đã vu khống cơ quan và các đồng nghiệp cũ của mình.
CIA đã cho phép Kalugin nhập cảnh vào nước Mỹ để y có điều kiện chống phá đất nước mình mạnh mẽ hơn. Tháng 6/2003, Kalugin bị toà hình sự thuộc Toà án tối cao Nga xét xử vắng mặt với tội danh phản bội Tổ quốc và tuyên cáo 15 năm tù giam.
Nguyên Phong
">Sai lầm khó tin của viên tướng phản bội Kalugin
- MU chuyển nhượng De Ligt trong tháng Giêng
Chấn thương của Lisandro Marinez cùng hiệu suất phòng ngự kém buộc MUphải gia nhập thị trường chuyển nhượng mùa đông.
Mục tiêu hàng đầu mà MU đang nhắm đến là Matthijs De Ligt, người không được thi đấu thường xuyên trong đội hình Bayern Munich.
De Ligt từng công khai sự thất vọng khi HLV Thomas Tuchel sử dụng quá ít. Anh không loại trừ khả năng rời Bayern Munich để đạt phong độ tốt nhất cho EURO 2024.
HLV Erik ten Hag luôn duy trì mối quan hệ tốt với De Ligt. Giữa hai người cũng thường xuyên liên hệ để trao đổi về chuyên môn.
MU hy vọng có thể sớm đạt thỏa thuận với De Ligt, trong bối cảnh Barcelona cũng tìm cách kéo trung vệ Hà Lan về xứ Catalunya.
Newcastle hỏi mua Osimhen
Không phải MU hay Chelsea, mà Newcastlemới là đội đầu tiên chính thức đặt vấn đề với Napoli về kế hoạch chuyển nhượng Victor Osimhen.
Mặc dù các rắc rối giữa hai bên tạm thời được giải quyết, nhưng Osimhen hiểu rằng anh khó gắn bó lâu dài với nhà ĐKVĐ bóng đá Italy.
Osimhen ưu tiên bóng đá Anh, thay vì chuyển sang Saudi Arabia với khoản thu nhập cao hơn rất nhiều.
Báo chí Italy cho biết, Newcastle đưa ra đề nghị hấp dẫn dù không có con số chính xác. Ngoài tiền mặc được dự báo vượt quá 80 triệu euro, "Chích chòe" còn đề nghị cộng thêm một cầu thủ để thuyết phục Napoli.
Newcastle đang từng bước xây dựng đội ngũ với các cầu thủ trẻ cho tham vọng chinh phục Premier League và tiến xa ở Champions League. Ngôi sao như Osimhen sẽ là bước ngoặt quan trọng cho các ông chủ Saudi Arabia.
Tottenham muốn có Santi Gimenez
Tottenham đang có phong độ tốt trong mùa giải 2023-24, nhưng chủ tịch Daniel Levy vẫn muốn kéo chân sút trẻ Santi Gimenez (Santiago Tomas Gimenez) đến bóng đá Anh.
Santi Gimenez đang có phong độ bùng nổ ở Feyenoord. Anh ghi 10 bàn sau 7 trận đấu Eredivisie (giải vô địch Hà Lan), trung bình 56 phút/bàn.
Tuyển thủ Mexico - sinh ở Argentina và có quốc tịch Italy - hoạt động tốt trong vòng cấm cùng với khả năng dứt điểm đa dạng.
Tottenham cần bổ sung thêm tiền đạo cho tương lai sau khi chia tay Harry Kane. Màn trình diễn của Gimenez thực sự thuyết phục các quan chức đội bóng thành London.
Giới truyền thông Hà Lan cho biết, bên cạnh Tottenham, hai CLB Chelsea và Arsenal cũng cử tuyển trạch viên sang Eredivisie theo dõi sự tiến bộ của Gimenez.
Xem ngay những tin tức chuyển nhượng mới nhất tại đây!
MU theo đuổi Gnabry, Chelsea lấy Theo Hernandez
MU theo đuổi Serge Gnabry, Chelsea lấy hậu vệ Theo Hernandez, Barca muốn có Anthony Martial là những tin bóng đá chính hôm nay, 29/9.">Tin bóng đá 1/10: MU ký De Ligt, Newcastle mua Osimhen
Tây Ban Nha áp đảo sau tiếng còi khai cuộc - Ảnh: Seleccion Espanola Trực tiếp bóng đá Argentina 4-0 Bolivia: Messi chói sáng (H2)
Trực tiếp bóng đá Argentina vs Bolivia - Lionel Messi mở tỷ số rồi lập cú đúp kiến tạo cho đồng đội ghi bàn, đội ĐKVĐ World Cup đang dẫn trước 4-0.">Kết quả bóng đá Tây Ban Nha 3
Nhận định, soi kèo Al Ain vs Al Safa, 20h00 ngày 27/1: Tin vào chủ nhà
Bộ Quốc phòng Nga đã lên tiếng xác nhận việc rút quân khỏi nhiều địa điểm khắp vùng Kharkiv, nhưng khẳng định động thái nhằm "tái tập hợp lực lượng ở các khu vực Balakleya và Izyum để tăng cường nỗ lực tiến công theo hướng Donetsk, phục vụ mục tiêu cao nhất của chiến dịch quân sự đặc biệt là giải phóng Donbass".
Theo Reuters, nếu các thông tin tình báo phương Tây và phân tích nguồn mở là chính xác, Moscow có thể chọn một trong số ít các giải pháp hiện có để khắc phục nhanh chóng thế bất lợi.
Ổn định, tái tập hợp, tấn công
Các nhà phân tích quân sự Nga và phương Tây nhất trí rằng, theo quan điểm của Moscow, các lực lượng Nga cần khẩn trương ổn định chiến tuyến, ngăn chặn bước tiến của quân Ukraine, tái tập hợp và nếu có thể, tiến hành phản kích. Tuy nhiên, giới quan sát phương Tây vẫn còn hoài nghi liệu Nga có đủ lực lượng bộ binh hoặc đủ trang thiết bị hay không, với quân số thương vong và lượng khí tài đã bị bỏ lại hoặc phá hủy trong các cuộc giao tranh vừa qua.
"Các tiểu đoàn tình nguyện đang thiếu sức mạnh và chiến dịch tuyển mộ không mang lại hiệu quả như mong đợi. Tôi nghĩ, mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn khi có ít người muốn gia nhập đội ngũ hơn. Nếu muốn bổ sung thêm nhân lực, Moscow cần phải tiến hành một cuộc tổng động viên", Konrad Muzyka, Giám đốc công ty tư vấn Rochan của Ba Lan nhận xét.
Cho đến nay, những nỗ lực của Nga nhằm tăng quân số có thể triển khai bao gồm thành lập Quân đoàn 3 mới, điều động nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov chỉ huy các lực lượng mới và Tổng thống Putin hồi tháng trước ký sắc lệnh tăng quy mô lực lượng vũ trang của xứ sở bạch dương.
Ông Putin sẽ cần phải quyết định xem có chấp nhận yêu cầu của những người theo đường lối dân tộc quốc gia về việc phải cách chức hoặc cải tổ giới lãnh đạo hàng đầu quân đội Nga, bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, một đồng minh thân cận hay không. Theo Reuters, người đứng đầu Điện Kremlin lâu nay thường không nhượng bộ trước các áp lực phải sa thải cấp dưới ngay lập tức, nhưng đôi khi sẽ đưa ra quyết định như vậy vào một thời điểm sau đó.
Huy động quân dự bị
Việc huy động lực lượng quân dự bị của Nga, với ước tính khoảng 2 triệu người tham gia nghĩa vụ quân sự trong vòng 5 năm qua, là điều có thể làm được nhưng cần nhiều thời gian để đào tạo và triển khai nhân lực. Ngoài ra, Điện Kremlin hôm 13/9 cho biết, nhà chức trách đang không thảo luận về việc huy động quân dự bị trên toàn quốc "lúc này".
Giải pháp như vậy được tin thu hút sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa dân tộc quốc gia, nhưng không phải là lựa chọn được lòng một số nam giới ở các đô thị trung tâm.
Nếu giải pháp được triển khai, Moscow có thể phải điều chỉnh lại thông điệp chính thức về cuộc xung đột ở Ukraine và không mô tả đó như "một chiến dịch quân sự đặc biệt" với các mục tiêu hạn chế nữa. Điều đó cũng đồng nghĩa nhà chức trách phải từ bỏ chính sách cố gắng đảm bảo rằng, cuộc sống của hầu hết người dân Nga vẫn tiếp diễn như trước khi chiến sự bùng phát ngày 24/2.
Đặt cược vào mùa đông
Hai nguồn thạo tin Nga tường tận việc hoạch định chính sách của Điện Kremlin hé lộ, Moscow đang hy vọng, giá năng lượng tăng vọt và tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra trong mùa đông này sẽ thuyết phục châu Âu thúc ép Ukraine đi đến một thỏa thuận ngừng bắn, theo các điều kiện của Nga.
Tuy nhiên, một số nhà ngoại giao châu Âu tin, những thắng lợi gần đây trên chiến trường của các lực lượng Kiev đang làm suy yếu một phần thôi thúc của người châu Âu về việc Kiev phải nhượng bộ. Trong khi, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) như Đức tỏ ra cứng rắn hơn với Moscow trong những tuần gần đây và quyết tâm hơn trong việc giải quyết các vấn đề năng lượng mùa đông.
EU đã cấm nhập khẩu than từ xứ sở bạch dương và thông qua lệnh cấm nhập khẩu một phần dầu thô Nga. Ngược lại, Nga đã cắt giảm mạnh xuất khẩu khí đốt sang châu Âu và cảnh báo rõ ràng rằng họ có thể cấm mọi hoạt động xuất khẩu năng lượng.
Mở rộng các mục tiêu tập kích bằng tên lửa
Sau diễn biến bất lợi ở đông bắc Ukraine, các lực lượng Moscow đã nhắm bắn cơ sở hạ tầng điện của nước láng giềng bằng tên lửa. Điều đó gây ra tình trạng mất điện tạm thời ở Kharkiv và các khu vực Poltava và Sumy lân cận. Các nguồn cung cấp nước và mạng di động cũng bị ảnh hưởng.
Động thái nhận được sự cổ vũ của một số người theo chủ nghĩa dân tộc quốc gia Nga. Họ muốn chứng kiến Moscow sử dụng tên lửa hành trình để làm tê liệt cơ sở hạ tầng của Ukraine trên cơ sở lâu dài hơn nhưng động thái có thể vấp phải sự phản đối kịch liệt từ quốc tế. Họ cũng kêu gọi Moscow tấn công các "đầu não ra quyết định" ở Kiev và những nơi khác, điều khó có thể đạt được nếu không gây tổn thất diện rộng.
Chấm dứt hoặc hạ cấp thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc
Ông Putin đã than phiền rằng, một thỏa thuận do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc và các loại thực phẩm khác qua Biển Đen là không công bằng đối với các nước nghèo hơn và Nga.
Lãnh đạo Moscow dự kiến sẽ có cuộc hội đàm trong tuần này với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan để thảo luận về việc sửa đổi thỏa thuận, vốn mang lại cho Kiev nguồn thu ngân sách cần thiết. Nếu ông Putin muốn gây tổn thất cho Ukraine ngay lập tức, ông có thể đình chỉ hoặc hủy bỏ thỏa thuận hoặc từ chối gia hạn khi thỏa thuận hết hạn vào tháng 11.
Nếu viễn cảnh ấy xảy ra, phương Tây và các nước nghèo hơn ở Châu Phi và Trung Đông nhiều khả năng sẽ buộc tội Nga làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lương thực toàn cầu. Nhưng ông Putin nhiều khả năng sẽ đổi lỗi cho Ukraine về điều đó.
Ký kết thỏa thuận hòa bình
Điện Kremlin tuyên bố sẽ soạn thảo và gửi cho Kiev các điều khoản của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào khi đến thời điểm. Ngược lại, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định ông sẽ sử dụng vũ lực để "giải phóng đất nước", bao gồm cả bán đảo Crưm đã sáp nhập vào Nga năm 2014.
Khả năng để hai bên đi đến một thỏa thuận hòa bình trong nay mai hiện rất xa vời vì còn quá nhiều bất đồng.
Việc để Kiev giành lại quyền kiểm soát hai vùng ly khai miền đông, tự xưng là Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa nhân dân Luhansk (LPR) mà Nga đã chính thức công nhận độc lập, cũng được tin là điều bất khả thi về mặt chính trị đối với Moscow.
Các lực lượng Moscow cũng khó có khả năng trao trả quyền kiểm soát các khu vực đã thâu tóm được ở miền nam Ukraine (ước tính khoảng 1/3 diện tích), đặc biệt là tỉnh Kherson. Lí do vì Kherson nằm ngay phía bắc Crưm và là nơi tọa lạc của một con kênh cung cấp phần lớn nước cho bán đảo này.
Sử dụng sức mạnh hạt nhân
Các quan chức chính phủ Nga đã nhiều lần bác bỏ nhận định của phương Tây về việc Moscow sẽ dùng các vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine. Song, đây vẫn là nguy cơ khiến Washington và các đồng minh lo lắng.
Ngoài việc gây ra thương vong hàng loạt, một động thái như vậy có thể bắt đầu một vòng xoáy leo thang nguy hiểm và chính thức lôi kéo các nước phương Tây vào cuộc chiến trực tiếp với Nga. Đây có lẽ là điều không bên nào mong muốn.
Cựu đại sứ Anh tại Nga Brenton nhận định, Moscow có thể sử dụng sức mạnh hạt nhân khi hứng chịu một thất bại khủng khiếp, "không thể cứu vãn danh dự". Tướng Mỹ đã nghỉ hưu Ben Hodges, cựu tư lệnh Lục quân Mỹ ở châu Âu nói nguy cơ này luôn tồn tại, nhưng ông tin khó có khả năng xảy ra.
Trong khi, các quan chức Nga lưu ý, Moscow đã công bố học thuyết quân sự rõ ràng rằng, họ sẽ chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đối phó với hành động chống lại Nga có sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc để đáp trả một cuộc tấn công đe dọa sự tồn tại của Nhà nước Nga.
Tuấn Anh
Nga rút quân khỏi tiền tuyến, Ukraine áp sát LysychanskNga buộc phải rút quân ra khỏi các thành phố tiền tuyến tại Kharkiv. Trong khi đó, lực lượng vũ trang Ukraine cũng xuất hiện tại khu vực ngoại ô thành phố Lysychansk vùng Luhansk.">Nga có thể làm gì để đối phó diễn biến bất lợi ở Ukraine?
Tàu ngầm Yury Dolgoruky. Ảnh: Naval News Tàu lớp Borey nhỏ hơn so với các tàu ngầm tiền nhiệm về kích cỡ và quân số thủy thủ đoàn, song có thể mang được số lượng tên lửa tương đương. Tàu có chiều dài 170m, đường kính 13m, thủy thủ đoàn 107 người, trong đó có 55 sĩ quan.
Với khả năng lặn sâu tối đa 450m và tốc độ lớn nhất khi lặn là 29 hải lý, tàu mang đến 16 tên lửa đường đạn xuyên lục địa Bulava-M SS-N-X-30, mỗi tên lửa có 10 đầu đạn hạt nhân nhằm vào mục tiêu độc lập và có tầm bắn xa 8.000km. Như vậy, tàu có thể hoạt động cách bờ hàng nghìn km trong bất cứ điều kiện thời tiết nào.
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình (SSN)
Tàu SSN còn có thể được trang bị trang bị tên lửa với đầu đạn hạt nhân đương lượng thấp. Ngoài những nhiệm vụ mang tính truyền thống là phát hiện, nhận dạng, tiêu diệt tàu ngầm và tàu mặt nước của đối phương, đội tàu SSN còn thực hiện nhiệm vụ đánh đòn chiến lược vào các mục tiêu trên bộ, bí mật trinh sát và giám sát trong khu vực ven bờ, vận chuyển và thu hồi các toán lực lượng đặc biệt.
Đội tàu SSN hải quân Nga hiện có 19 chiếc: 1 tàu lớp Sierra 1; 1 tàu lớp Sierra 2; 10 tàu lớp Akula; 4 tàu lớp Victor 3; 3 tàu Oscar 1 và Oscar 2... Trong đó, tàu lớp Akula được xem là loại tàu ngầm tàng hình tốt nhất, chạy êm nhất, nhanh nhất và hiện đại nhất phục vụ trong hải quân Nga, khả năng tác chiến của chúng so với phần lớn các tàu SSN hiện đại của Mỹ là cao hơn.
Tuy nhiên, tương lai của lực lượng SSN hải quân Nga là tàu ngầm Yasen thuộc Dự án 885, là mẫu thế hệ thứ tư kết hợp khả năng chống tàu ngầm và tàu mặt nước rất mạnh. Có 10 ống phóng ngư lôi và 8 ống phóng tên lửa thẳng đứng với 32 quả tên lửa Kalibr hoặc 24 quả tên lửa chống hạm P-800 Oniks, tàu Yasen còn có thể tấn công đất liền bằng các tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật tầm xa khoảng 5.000km.
Đặc biệt, lớp tàu này đã chứng minh khả năng “tàng hình” trước các hệ thống dò tìm của NATO. Dự kiến, hải quân Nga sẽ có ít nhất 9 chiếc Yasen vào năm 2030.
Tàu ngầm diesel-điện (SSK)
Đội tàu này có khoảng 20 chiếc, gồm 15 tàu thuộc các Dự án 877 (tàu Kilo) và 636 (Kilo cải tiến) khá hiện đại, nổi tiếng vì khả năng chạy êm và hiệu quả chiến đấu cao; 2 tàu Amur thế hệ thứ tư, nhỏ hơn đáng kể so với tàu Kilo, chủ yếu triển khai ở vùng nước nông và cho các hoạt động đặc biệt như cảnh giới và đưa lực lượng đặc biệt tiềm nhập; và 3 tàu lớp Lada thuộc Dự án 677.
Như hầu hết tàu ngầm trên thế giới, tàu ngầm chiến thuật của hải quân Nga cũng được trang bị ngư lôi và tên lửa hành trình. Nổi tiếng nhất là mẫu ngư lôi WA-111 Skhval Squall do hãng Region DB chế tạo, là ngư lôi siêu tạo bọt có khả năng di chuyển đến mục tiêu với tốc độ rất cao (trên 200 hải lý/h), bên trong một túi bong bóng khí do một tổ hợp gắn trước mũi tạo ra. Điều này làm giảm lực va chạm và đề kháng do nước gây ra, nhờ đó cho phép đạt tốc độ rất cao. Tính năng vượt trội này làm ngư lôi không khác gì một viên đạn ngầm dưới nước, có phiên bản được cài một đầu nổ hạt nhân chiến thuật.
Về tên lửa hành trình, nổi tiếng nhất là dòng tên lửa Granat, do Văn phòng thiết kế Novator chế tạo, khi sử dụng ở Nga được biết đến là Kalibr và có tên là Club trên thị trường xuất khẩu. Phiên bản 3M54E1 của dòng tên lửa này được thiết kế ba tầng, tốc độ hành trình khoảng 850 km/h được kích lên tốc độ Mach 2 ở giai đoạn tấn công đầu cuối.
Hạm đội tàu ngầm Nga đang tuần tiễu trên khắp các biển và đại dương thế giới. Công nghệ tàu ngầm Nga cũng đang được nhiều nước săn lùng, tìm kiếm để chế tạo tàu hiện đại cho chính họ.
Nguyên Phong
">Bí mật sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Nga
Tuy nhiên, viết trên tạp chí National Interest, giáo sư Nikolas K. Gvosdev thuộc trường Cao đẳng chiến tranh Hải quân cho rằng, khoảnh khắc mới phát hiện của liệu pháp sốc điện sẽ không kéo dài. Trọng tâm các nỗ lực tiến lên của Mỹ không nên là tập trung sửa chữa những sai lầm của những thập niên 1990, mà là xoay trục sang thế giới mới nổi giữa thế kỷ XXI.
Chiến sự Nga - Ukraine tiếp sau đại dịch Covid-19 khiến phương Tây đối mặt với những lỗ hổng của việc phụ thuộc quá nhiều vào các chuỗi cung ứng nguyên liệu thô và các thành phần quan trọng nhất qua Nga và Trung Quốc. Hiện có khả năng rất nhỏ là người dân ở các nước Bắc Mỹ, châu Âu và Đông Á sẵn sàng trả chi phí cao hơn để định hướng lại các mối liên kết kinh tế quan trọng tách rời khỏi Moscow và Bắc Kinh cũng như đầu tư vào các công nghệ thế hệ tiếp theo, đặc biệt về năng lượng, dược phẩm, sản xuất thực phẩm và chế tạo. Những điều này sẽ nâng cấp các liên minh hiện có của Mỹ từ chủ yếu về phòng thủ quân sự thành liên minh rộng hơn về an ninh, không chỉ bao gồm an toàn trước nguy cơ bị tấn công vũ trang mà còn tăng cường bảo vệ về khí hậu, y tế và kinh tế.
Trong suốt những năm 1980, Mỹ có thể tận dụng sức mạnh công nghệ của các đối tác cũng như sức sống kinh tế của họ để tăng thêm khả năng bao vây và kiềm chế Liên Xô. Cách đây chỉ một vài năm, Liên minh châu Âu (EU) dự kiến theo đuổi sự hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn với Trung Quốc khi việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khiến các đối tác chủ chốt trong khu vực phải phải rào giậu mối quan hệ của họ với Washington.
Giáo sư Gvosdev tin, để cân bằng sự trỗi dậy của Trung Quốc một cách hòa bình, Mỹ có thể phải tái thiết lập một cộng đồng không chỉ dựa trên các giá trị chung và địa chính trị mà còn có khả năng mang lại lợi ích rõ ràng và cụ thể cho các thành viên. Nước này cần phải làm như vậy trước khi những thói quen cũ quay trở lại, dù đó là sự quay trở lại việc quá tin tưởng vào năng lượng giá rẻ của Nga hay chi phí chuyển hướng chuỗi cung ứng ra khỏi trung tâm sản xuất Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã cho thấy cả yếu tố kích thích hành động ngay lập tức lẫn nguy cơ tụt lùi lâu dài hơn khi xung đột tiếp diễn và chi phí ngắn hạn tăng lên.
Ngoài ra, chiến sự Nga - Ukraine có thể cho thấy dấu ấn đậm nét của các công cụ tài chính răn đe và bắt buộc của Mỹ. Không giống như Liên Xô, Nga đã hòa nhập vào hệ thống kinh tế toàn cầu do Mỹ dẫn đầu, bao gồm cả việc hưởng lợi từ USD như đồng tiền dự trữ toàn cầu cũng như sức mạnh và độ tin cậy của hệ thống tài chính Mỹ. Washington đang sát hạch quan điểm rằng, cùng với việc viện trợ vũ khí, sức mạnh tài chính Mỹ có thể tạo ra đòn trừng phạt đủ mạnh để buộc Moscow phải thay đổi hành động ở Ukraine.
Tuy nhiên, bất kể điều đó diễn ra như thế nào, trong dư luận thế giới tồn tại hoài nghi rằng, Mỹ không cung cấp một loạt dịch vụ tài chính công cộng quốc tế vì lòng vị tha, mà như một cách để thể hiện sức mạnh của nước này. Nga có thể buộc phải trả giá đắt đầu tiên, nhưng kết quả cuối cùng là Trung Quốc và một số cường quốc tầm trung khác có thể bắt đầu liều lĩnh đặt cược, tiếp tục sử dụng đồng USD của Mỹ vì sự tiện lợi và chi phí thấp, nhưng đồng thời tạo ra các cơ chế thay thế để xoay trục khi cần thiết.
Khi các đối tác lâu năm của Mỹ như Ảrập Xêút và Israel cân nhắc việc sử dụng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc nhiều hơn, điều đó dường như ám chỉ ngay cả các đồng minh của Washington cũng sẽ để ngỏ mọi lựa chọn.
Khủng hoảng Ukraine đã chỉ ra rằng, sự đồng thuận mạnh mẽ ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Á nhằm chống lại chiến dịch quân sự của Nga đã không mở rộng sang các khu vực quan trọng khác trên toàn cầu.
Tuấn Anh
NATO và mối lo về khu vực cận kề Nga ở Đông ÂuTổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày càng lo lắng cho an nguy của các nước thành viên ở Đông Âu, khu vực cận kề Nga trước các mối đe dọa đang gia tăng."> Mỹ có còn là nền kinh tế số 1 thế giới sau xung đột Nga