Nỗ lực phòng tránh tác hại của thuốc lá
Để ngăn ngừa và giảm thiểu các tổn thất do sử dụng thuốc lá,ệuứngtíchcựctừtruyềnthôngphòngchốngtáchạithuốcláman city vs man united trong thời gian qua Chương trình phòng chống tác hại (PCTH) thuốc lá Bộ Y tế đã nỗ lực phối hợp với các Bộ ngành, 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc triển khai nhiều hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá như nghiên cứu, tổ chức tập huấn, truyền thông trên các kênh phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, giám sát hoạt động để giáo dục, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính và Hướng dẫn xây dựng môi trường không khói thuốc lá.
Trong đó, những hoạt động Thông tin, giáo dục, truyền thông về Phòng chống tác hại của thuốc lá là giải pháp chủ đạo để tăng cường nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, từ đó thay đổi hành vi sử dụng thuốc lá trong cộng đồng, kiểm soát việc sử dụng và bán thuốc lá, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, tiến tới giảm tỉ lệ mắc và tử vong do thuốc lá gây ra.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, từ năm 2014-2018, các tỉnh, thành phố đã tích cực thực hiện các hoạt động truyền thông, tăng cường thực hiện xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại các địa điểm theo quy định của Luật, tập huấn cho các cán bộ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, truyền thông trực tiếp đến các đối tượng như nông dân, phụ nữ, thanh niên cấp xã, phường.
Ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc trong cộng đồng đã có chuyển biến tích cực. Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành 2015, Tỷ lệ nam giới hút thuốc giảm 2,1% (từ 47,4% xuống 45,3%), tỷ lệ nữ giới hút thuốc giảm 0,3% (từ 1,4% xuống 1,1%). Tỷ lệ hút thuốc chung ở khu vực thành thị giảm 2,7% (từ 23,3% xuống 20,6%). Trong đó, tỷ lệ này ở nam giới giảm 5% (từ 47,7% xuống 42,7%). Giảm sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên Việt Nam (giảm từ 3,3% năm 2007 xuống 2,5% năm 2014). Trong đó, tỉ lệ sử dụng thuốc lá ở nam học sinh là 4,9% (năm 2007 là 5,9%) và nữ học sinh là 0,2% (năm 2007 là 1,2%). 90% học sinh đang hút thuốc có ý định cai thuốc.
Tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động (SHS) giảm đáng kể so với năm 2010 tại hầu hết các địa điểm. Tại nơi làm việc giảm 13,3% (từ 55,9% xuống 42,6%); Tại các trường đại học, cao đẳng giảm 16,4% (từ 54,3% xuống 37,9%); Trên phương tiện giao thông công cộng giảm 15% (từ 34,4% xuống 19,4%); Tại trường học giảm 6,2% (từ 22,3% xuống 16,1%);Tại gia đình giảm 13,2% (từ 73,1% xuống 59,9%).
Tỷ lệ người hút thuốc lá được nhân viên y tế tư vấn bỏ thuốc tăng 10,8% (từ 29,7% lên 40,5%). Tỷ lệ người tin rằng hút thuốc gây các bệnh đột quỵ, đau tim và ung thư phổi tăng 5,7% (từ 55,5% lên 61,2%). Tỷ lệ người tin rằng phơi nhiễm với khói thuốc thụ động gây các bệnh nguy hiểm cho người không hút thuốc tăng lên 90,3%.
Nhiều hiệu ứng tích cực từ truyền thông
Nghiên cứu đánh giá hằng năm đối với các chiến dịch truyền thông của Quỹ, được thực hiện trong giai đoạn 2014-2018 được tiến hành độc lập bởi tổ chức y tế cộng đồng Vital Strategié đã cho thấy kết quả mức độ nhận diện chiến dịch trong nhóm đáp viên trên 15 tuổi trở lên luôn thống nhất ở tỷ lệ trên 50%. Các chiến dịch truyền thông cũng thể hiện một cách liên tục ảnh hưởng tích cực lên thái độ và hành vi của cả người hút thuốc và người không hút thuốc, cũng như khuyến khích người hút thuốc tránh cho những người khác tiếp xúc khỏi khói thuốc thụ động của mình và cố gắng bỏ thuốc.
Năm 2018, 60% số người tham gia nghiên cứu trả lời có nghe thấy hoặc nhìn thấy các thông tin về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe trên các phương tiện truyền thông và 70% số người trả lời có nhìn thấy các biển cấm hút thuốc ngoài thực tế.
Mỗi năm, phần lớn người hút thuốc được hỏi (90% năm 2018) nói rằng nhìn thấy các thông tin của chiến dịch truyền thông, khiến cho họ có xu hướng tuân thủ các quy định về môi trường không khói thuốc hơn và phần lớn những người không hút thuốc được hỏi (79% năm 2018) trả lời rằng chiến dịch khiến họ có xu hướng lên tiếng phàn nàn nhiều hơn nếu bị tiếp xúc với thuốc lá thụ động. Trong số những người có nhìn thấy thông tin chiến dịch năm 2018, 70% số người hút thuốc nói rằng họ đã cố gắng bỏ thuốc sau khi nhìn thấy và 61% người không hút thuốc nói rằng họ đã khuyến khích người hút thuốc bỏ thuốc do tiếp nhận thông tin từ chiến dịch.
03 lớp tập huấn về giám sát đánh giá hoạt động truyền thông chiến lược về phòng chống tác hại của thuốc lá đã được Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (VNTCF) phối hợp với tổ chức toàn cầu về Y tế cộng đồng Vital strategies tổ chức tại Việt Nam trong thời gian từ 20-29/3/2019. Các giảng viên của lớp học bao gồm Tiến sĩ Tom Carroll, Chuyên gia về truyền thông chiến lược trong y tế công cộng; Tiến sĩ Asish Kumar Gupta, Quản lý cao cấp về nghiên cứu của Vital Strategies; Tiến sĩ Nalin Singh Negi, Quản lý cao cấp về nghiên cứu của Vital Strategies; và ông Kaloi Garcia, Quản lý truyền thông của Vital Strategies ở Philippines. Các lớp tập huấn đã thu hút 120 cán bộ đầu mối hoạt động PTCTTL đến từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe, và Sở Y tế của 63 tỉnh và thành phố trong cả nước. Trong hai ngày tập huấn của mỗi lớp, các học viên tham dự lớp tập huấn đã được trang bị những kiến thức cơ bản và nâng cao về tổ chức chiến lược truyền thông chiến lược và giám sát đánh giá hiệu quả của hoạt động truyền thông chiến lược. |
Minh Tuấn