您现在的位置是:NEWS > Kinh doanh

Khao khát tự do, phụ nữ trẻ châu Á ngại kết hôn

NEWS2025-01-19 12:17:20【Kinh doanh】8人已围观

简介Zing tổng hợp bài đăng trên SCMP,áttựdophụnữtrẻchâuÁngạikếthôlịch thi đấu bóng đá hôm nay c1 New Yorlịch thi đấu bóng đá hôm nay c1lịch thi đấu bóng đá hôm nay c1、、

phu nu chau A khong tinh duc va hon nhan anh 1

Zing tổng hợp bài đăng trên SCMP,áttựdophụnữtrẻchâuÁngạikếthôlịch thi đấu bóng đá hôm nay c1 New York Times, The Conversation đề cập tới xu hướng lựa chọn cuộc sống độc thân, không màng tới chuyện kết hôn hay sinh con của nhiều phụ nữ ở một số quốc gia châu Á những năm gần đây.

Lizzy Ran, bác sĩ 29 tuổi đến từ tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) hạnh phúc với cuộc sống độc thân. Cô có thu nhập khá và thường dành thời gian rảnh rỗi để tụ tập bạn bè hoặc ở nhà lướt Internet. Tuy nhiên, điều này khiến mẹ Ran lo lắng.

“Mẹ tôi khá lo cho tôi. Bà tin rằng kết hôn và sinh con là những điều mà ai cũng phải làm trong đời. Nhưng tôi không nghĩ vậy. Hôn nhân không cần thiết đối với tôi”, cô nói.

Suy nghĩ của Ran là điển hình của những người Trung Quốc sinh sau năm 1990. Cô là một phần của thế hệ Millennials (những người sinh từ năm 1981 đến năm 1996) ở quốc gia này thích cuộc sống độc thân, không vội vàng kết hôn, phần lớn do kết quả của những thay đổi lớn về xã hội và kinh tế.

Không chỉ ở Trung Quốc, nữ giới tại nhiều quốc gia châu Á có xu hướng lựa chọn cuộc sống độc thân, không màng đến chuyện hôn nhân, sinh con do gặp khó khăn về tài chính, muốn theo đuổi sự nghiệp hay khao khát sự tự do.

Ở Trung Quốc, phụ nữ trong độ tuổi cuối 20 đến 30 chưa lấy chồng bị gọi mỉa mai là “sheng nu” hay “leftover women” (tạm dịch: những phụ nữ còn sót lại). Bởi tại đất nước tỷ dân, nữ giới được mong đợi kết hôn khi “đến tuổi” độc lập hơn về tài chính.

Tuy nhiên, ngày nay, phụ nữ được tiếp cận với giáo dục và việc làm ngày càng có xu hướng trì hoãn hoặc không kết hôn. Họ đang tạo ra “xã hội độc thân” với những tác động đối với cá nhân và đất nước.

Sự thay đổi về tư duy thể hiện rõ ràng trên mạng xã hội. Hashtag “những người sinh sau năm 1990 không muốn kết hôn” xuất hiện trên nền tảng Weibo của Trung Quốc từng thu hút hàng nghìn bình luận.

“Hôn nhân là một gánh nặng và tôi không muốn gánh lấy nó. Có lẽ tôi là người vô trách nhiệm”, một người dùng mạng viết.

Một người khác nói: “Tôi đã tranh luận với mẹ về vấn đề này. Bà chỉ trích tôi không trưởng thành và không có cái nhìn sâu sắc về cuộc sống. Còn tôi thì nói rằng giữa chúng tôi tồn tại khoảng cách thế hệ lớn”.

Những thay đổi cũng được phản ánh qua tỷ lệ kết hôn giảm đều. Theo Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, tỷ lệ kết hôn của nước này giảm từ 9,9 trên 1.000 người vào năm 2013 xuống 7,2 trên 1.000 người năm 2018.

Wang Jufen, nhà nghiên cứu chuyên về sự phát triển của phụ nữ tại Đại học Phục Đán (Thượng Hải), cho biết tỷ lệ kết hôn giảm cho thấy phụ nữ Trung Quốc ngày càng được giáo dục tốt và do đó độc lập hơn về tài chính.

“Ở nhiều trường đại học, chúng tôi thấy số lượng nữ sinh đông hơn nam giới. Ngày càng có nhiều phụ nữ lấy bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Vì vậy, họ không cần phụ thuộc vào đàn ông về mặt kinh tế giống như các thế hệ trước đã làm khi kết hôn”, vị chuyên gia nói.

Năm 2016, Trung Quốc đã từ bỏ chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ và xem xét hạ độ tuổi kết hôn để nâng cao tỷ lệ sinh. Tuy nhiên, Mu Guangzong, nhà nhân khẩu học từ Đại học Bắc Kinh cho biết, thế hệ trẻ cảm thấy hạnh phúc khi sống độc thân.

“Trí tuệ nhân tạo, nền kinh tế phát triển mạnh, văn hóa thịnh vượng và các dịch vụ xã hội tiện lợi đã góp phần hỗ trợ cuộc sống của những người độc thân. Hôn nhân không còn là điều cần thiết trong cuộc sống của họ. Điều đó cũng có nghĩa là 'xã hội độc thân' đang đến”, Mu nói.

Vị chuyên gia cho biết cuộc sống độc thân cho phép mọi người tận hưởng hoàn toàn sự tự do, nhưng cũng tồn tại mặt trái như thiếu kết nối. “Thật khó để tưởng tượng rằng một xã hội dựa trên các đơn vị cá nhân chứ không phải gia đình lại có thể ấm áp và bền vững”, ông nói.

Thế hệ không yêu, kết hôn, sinh con

Hãng tin Yonhap đưa tin, hơn 3,09 triệu phụ nữ Hàn Quốc hiện sống một mình, với số lượng tham gia vào các hoạt động kinh tế ngày càng tăng, thống kê của chính phủ nước này cho thấy hôm 2/9.

Theo thống kê của Statistics Korea, hộ gia đình có một phụ nữ chiếm 50,3% trong tổng số 6,14 triệu hộ gia đình độc thân trong năm nay. Cơ quan này dự kiến ​​con số tiếp tục tăng lên, chạm mốc 3,23 triệu người vào năm 2025 và 3,65 triệu người vào năm 2035.

Tổng số phụ nữ ở Hàn Quốc là 25,83 triệu người trong năm nay, chiếm 49,9% dân số cả nước. Số lượng người kết hôn lần đầu ở mức 184.000 vào năm ngoái, so với 200.000 vào năm 2018 và 206.100 năm 2017.

Ngày nay, giới trẻ xứ sở kim chi được gọi là “thế hệ sampo” vì họ từ bỏ 3 việc: hẹn hò, kết hôn và sinh con. Lấy chồng được coi là trách nhiệm xã hội, song phụ nữ trẻ Hàn Quốc ngày càng bỏ mặc chuyện hôn nhân.

Có nhiều lý do đằng sau sự gia tăng của “thế hệ sampo” ở Hàn Quốc, trong đó, sự bấp bênh về việc làm của giới trẻ, văn hóa làm việc quá sức và thiếu sự phân công lao động bình đẳng là những vấn đề nổi cộm.

Khi quyết định kết hôn, phụ nữ thường ưu tiên hoàn thành các trách nhiệm gia đình. Họ đảm nhận phần lớn khối lượng việc nhà, gánh nặng chăm sóc con cái và chịu trách nhiệm chính về sự thành công trong giáo dục của con em mình.

Một nghiên cứu của Yue Qian - trợ lý giáo sư Xã hội học tại Đại học British Columbia (Mỹ) - chỉ ra vào năm 2006, 46% phụ nữ Hàn Quốc từ 25-54 tuổi ở nhà nội trợ toàn thời gian sau khi kết hôn. Các bà vợ ở xứ sở kim chi làm hơn 80% việc nhà, trong khi chồng của họ chỉ đảm đương ít hơn 20% .

Bên cạnh đó, khó khăn về tài chính như công việc bấp bênh, lương thấp, thu nhập không ổn định cũng khiến nhiều phụ nữ từ bỏ việc hẹn hò, kết hôn và nuôi dạy con cái. Văn hóa làm việc nhiều giờ vốn phổ biến ở Hàn Quốc cũng đóng góp vào xu hướng này.

Vài năm gần đây, chính phủ Hàn Quốc thông qua luật cắt giảm số giờ làm việc tối đa từ 68 xuống còn 52 giờ/tuần với hy vọng người trẻ vẫn có cuộc sống cá nhân sau giờ làm việc.

Bất chấp nhiều nỗ lực, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới khi người trẻ vẫn thờ ơ với chuyện kết hôn, sinh con.

Khao khát tự do

Vài năm trước đây, phụ nữ Nhật Bản sau 25 tuổi mà chưa lập gia đình bị gọi là “bánh Giáng sinh” - cách nói mỉa mai và định kiến khi so sánh họ với bánh ngọt ế hàng sau ngày 25/12.

Ngày nay, lời xúc phạm như vậy không còn nữa khi ngày càng nhiều phụ nữ ở xứ sở hoa anh đào trì hoãn hoặc từ bỏ hôn nhân, từ chối tuân theo quan niệm truyền thống dẫn đến việc họ phải gắn với “kiếp nội trợ” trong gia đình.

Tỷ lệ phụ nữ có việc làm tại Nhật Bản cao hơn bao giờ hết, song chuẩn mực văn hóa đã không bắt kịp. Những người vợ thường phải chịu gánh nặng việc nhà, chăm sóc con cái và phụng dưỡng cha mẹ già yếu. Đây được coi là yếu tố cản trở sự nghiệp của họ.

Chán ngán với tiêu chuẩn kép, phụ nữ Nhật ngày càng lựa chọn cuộc sống độc thân, tập trung vào công việc và quyền tự do của mình.

phu nu chau A khong tinh duc va hon nhan anh 5

Ngày càng nhiều phụ nữ ở xứ sở hoa anh đào trì hoãn hoặc từ bỏ hôn nhân vì khao khát cuộc sống tự do. Ảnh: New York Times.

Tuy nhiên, các chính trị gia cũng báo động về tình trạng dân số của Nhật Bản. Theo số liệu điều tra dân số của chính phủ, giữa những năm 1990, chỉ có một trong 20 phụ nữ ở Nhật Bản chưa từng kết hôn khi bước sang tuổi 50. Nhưng đến năm 2015, con số đã thay đổi đáng kể, với 1/7 phụ nữ vẫn chưa kết hôn ở tuổi đó.

Đối với phụ nữ 35-39 tuổi, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn: gần 1/4 chưa bao giờ kết hôn, so với chỉ khoảng 10% trong 2 thập kỷ trước đó.

Sự thay đổi này gây ấn tượng mạnh đến mức ngày càng có nhiều doanh nghiệp phục vụ riêng những người độc thân, đặc biệt là phụ nữ sống một mình.

Đó là các tiệm karaoke có khu dành riêng cho phụ nữ, những nhà hàng được thiết kế cho thực khách đi một mình và nhiều khu chung cư nhắm đến nhóm khách hàng là phụ nữ muốn mua hoặc thuê nhà ở riêng. Các công ty du lịch cũng có tour dành riêng cho phụ nữ độc thân. Nhiều studio cung cấp dịch vụ chụp ảnh cô dâu một mình cho nữ giới.

Năm ngoái, ​​Sanae Hanaoka (31 tuổi) khoác lên mình chiếc váy cưới lộng lẫy, xuất hiện trong phòng tiệc ở Tokyo trước sự chứng kiến của nhóm gần 30 người bạn.

Đây không phải là đám cưới thông thường khi Hanaoka là nhân vật chính duy nhất.

“Tôi muốn tự tìm cách sống cho riêng mình. Tôi muốn hoàn toàn dựa vào sức mạnh của bản thân”, Hanaoka nói khi đứng một mình trên sân khấu và gửi lời cảm ơn bạn bè đã tham dự lễ cưới của riêng cô.

Vợ chồng già được tặng 1 tỷ đồng để sửa nhà

Vợ chồng già được tặng 1 tỷ đồng để sửa nhà

Sau khi bị hàng xóm chê nhà xấu, cặp vợ chồng già được tặng 1 tỷ đồng để sửa nhà.

很赞哦!(52654)

站长推荐