Điện thoại Windows Phone 7 sẽ thống nhất phần cứng và giao diện UI. |
Cuối cùng,ĐiệnthoạiWindowsPhoneMicrosoftđãhọctậpgìtừbảng xếp hạng bóng đá tây ban nha tại hội nghị di động thế giới (MWC) vừa diễn ra tuần trước ở Barcelona (Tây Ban Nha), gã khổng lồ trong lĩnh vực phần mềm cũng đã đã trình làng phiên bản mới nhất của hệ điều hành di động Windows Mobile. Microsoft đã mất 2 năm để phát triển phần mềm mới sau thất bại ê chề của phiên bản Windows Mobile 6.5. Việc chậm trễ trong cuộc chạy đua trên thị trường hệ điều hành smartphone đã khiến Microsoft thất thế. Windows Phone 7 được kỳ vọng sẽ giúp “ông lớn” này tìm lại những gì đã mất.
Microsoft một thời làm mưa làm gió trong lĩnh vực phần mềm di động, tuy nhiên, sau khi Apple và Google gia nhập thị trường này, Microsoft không còn lựa chọn nào khác phải nâng cấp phần mềm để cạnh tranh với đối thủ.
Apple, Google khai thác mọi thế mạnh
Cả Apple và Google - hai đối thủ chính của Microsoft - đều có những chiến lược riêng của mình để tấn công thị trường phần mềm. Vì thế, rất dễ hiểu khi Microsoft phải tìm ra cách riêng của mình để tìm lại chỗ đứng của mình trên mảnh đất màu mỡ này.
Apple là ví dụ điển hình của “cơ chế đóng”, trong khi đó, Google và cộng đồng mã nguồn mở, xem smartphone như là một nền tảng mở để thiết kế và sáng tạo. Dù vậy, cả hai chiến lược đều có giá trị riêng của nó. Chiến lược của Apple là thuyết phục các nhà phát triển phần mềm viết và hỗ trợ hệ điều hành iPhone OS để giúp hãng đi từ con số 0 để giành được 25% thị phần chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm. Cách làm này đã mang lại rất nhiều thành công cho “Quả táo” và tạo ra rất nhiều tiền của cho các nhà phát triển hơn 150.000 ứng dụng của iPhone.
Trong khi đó, Google chọn cho mình hướng đi hoàn toàn khác với Apple. Trong khi nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến này thiết lập một bộ hệ điều hành OS và hướng dẫn sử dụng giao diện người dùng UI cho Android nhưng bản chất của nó là dự án mã nguồn mở nên các nhà phát triển có thể tùy biến hệ điều hành này để tạo sự khác biệt với các đối thủ.
Chiêu thức của Google được đánh giá rất tối ưu nhưng chính nó lại gây ít nhiều khó dễ với các nhà phát triển phần mềm. Một số người phàn nàn về quy trình xét duyệt phức tạp của gian hàng App Store của Apple nhưng hầu hết mọi người đều cảm thấy hài lòng với bộ kit SDK hướng dẫn giúp các nhà phát triển phần mềm viết ứng dụng cho riêng một giao diện người dùng và thông số phần cứng. Vì thế, việc viết phần mềm dễ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Các ứng dụng được bán trên App Store vừa tương thích với iPhone vừa hỗ trợ cả máy nghe nhạc iPod Touch và sắp tới sẽ là iPad.
Trong khi đó, mọi việc không được thuận lợi với Android. Các nhà sản xuất điện thoại muốn tạo sự khác biệt với đối thủ. Các phím bấm được bố trí theo ý tưởng riêng của họ và sự cải tiến trên giao diện cảm ứng khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn. Nếu ai muốn viết ứng dụng cho điện thoại Nexus One của Google thì phải dựa vào phần cứng và giao diện hoàn toàn khác biệt của nó. Nếu muốn viết phần mềm cho Motorola Droid thì phải chỉnh sửa đôi chút.