Giống như nhiều Giám đốc điều hành hàng đầu ở Trung Quốc,ếtlộvềPhóChủtịchcongáinhàsánglậpHuaweivừabịbắttạlịch thi đấu bóng đá quốc tế Mạnh Vãn Châu là một nhân vật bí ẩn, ngay cả tại đất nước của bà.
Nữ Giám đốc Tài chính Huawei bị cáo buộc lừa đảo
Putin kể chuyện bị gấu bao vây ở Siberia
Ngày này năm xưa: Cái chết oan uổng của thủ lĩnh The Beatles
Tin Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Tài chính (CFO) Tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei theo yêu cầu của chính quyền Mỹ đã làm rúng động Trung Quốc.
Tổng thống Nga Putin và bà Mạnh Vãn Châu tại một hội nghị của Diễn đàn đầu tư "Nước Nga vẫy gọi" ở Moskva ngày 2/10/2014. Ảnh: Reuters |
Theo BBC, chỉ trong vài giờ, chừng 30 triệu tin nhắn trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã đề cập đến vụ bắt giữ bà Mạnh, con gái người sáng lập ra Huawei. Vụ bắt giữ cũng làm dấy lên nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận đình chiến thương mại mong manh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tập đoàn Huawei của Trung Quốc được cho là một trong những doanh nghiệp trực tiếp phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc. Hồi tháng 8, Tổng thống Donald Trump đã ký lệnh cấm Chính phủ Mỹ dùng sản phẩm của công ty này vì lý do an quốc gia.
Nhưng bà Mạnh Vãn Châu là ai và công ty của bà có ảnh hưởng gì đến vấn đề an ninh của Mỹ?
Người cha quyền lực
Theo Reuters, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), năm nay 46 tuổi, là con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei) và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei, tập đoàn công nghệ Trung Quốc đặt trụ sở tại Thâm Quyến, Quảng Đông.
Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi (phải) giới thiệu với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tòa nhà văn phòng của tập đoàn tại London vào tháng 10/2015. Ảnh: Reuters |
Ông Nhậm Chính Phi từng làm việc trong ngành công nghệ quốc phòng, và là đảng viên Cộng sản Trung Quốc từ năm 1958. Trong thời gian ở quân đội, ông được bầu là đại biểu của quân đội tham dự Đại hội Đảng Toàn quốc. Sau khi rời quân ngũ, ông thành lập công ty Huawei vào năm 1988 và năm 2005, ông được tạp chí Times bình chọn là một trong 500 người có ảnh hưởng nhất thế giới. Một số nguồn tài liệu cho rằng tài sản của ông vào khoảng 3,5 tỷ USD.
Ông Nhậm đã tháp tùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Anh cuối 2015 và được các báo Hong Kong cho là "người thường xuyên ra vào chốn cung đình" ở Bắc Kinh.
Bà Mạnh Vãn Châu được cho là người sẽ thay cha trở thành Chủ tịch Huawei sau khi ông nghỉ hưu vào cuối năm nay. Huawei hiện là công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc về số lượng nhân viên, với trên 180.000 người và doanh thu 93 tỉ USD trong năm 2017.
"Nữ tướng" tài chính
Bà Mạnh Vãn Châu có bằng thạc sỹ Đại học Công nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán. Năm 1992, bà xin việc làm đầu tiên ở Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (China Construction Bank) nhưng chỉ một năm sau thì bắt đầu làm việc cho Huawei, công ty của cha.
Mạnh Vãn Châu trở thành cánh tay phải của cha về quản lý tài chính tại Huawei. |
Bà từng trải qua nhiều vai trò quyền lực trong mảng ngân hàng, quản lý vốn và kế toán. Tuy thế, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Trung Quốc, bà Mạnh tiết lộ là đã từng bắt đầu ở Huawei trong vai trò người nhận điện thoại, thư ký, và đôi khi lo bán hàng tại hội chợ.
Năm 2003, Mạnh Vãn Châu được trao nhiệm vụ thống nhất các bộ phận tài chính của Huawei trên toàn cầu và chuẩn hóa các thủ tục kế toán, IT (công nghệ thông tin).
Từ năm 2005, Mạnh Vãn Châu đảm nhận vai trò điều hành việc thành lập 5 trung tâm dịch vụ của Huawei. Các trung tâm này đã giúp nâng cao hiệu quả kế toán và giám sát chất lượng của Huawei, góp phần mở rộng nhanh chóng quy mô hoạt động của Huawei ở nước ngoài. Bà cũng chỉ đạo hoàn thành trung tâm thanh toán quốc tế của tập đoàn này, đặt tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Những trung tâm này đã trở thành động lực thúc đẩy hiệu quả của việc kế toán và quản lí chất lượng, góp phần mở rộng hệ thống kế toán để có thể đáp ứng đủ với tốc độ phát triển và mở rộng của Huawei trên thị trường toàn cầu.
Từ năm 2007, bà Mạnh đã phụ trách Chương trình Chuyển đổi Dịch vụ tài chính tích hợp trong một dự án chung 8 năm với tập đoàn IBM để giúp Huawei phát triển hệ thống dữ liệu và quy tắc phân bổ nguồn lực, cải thiện hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa quá trình kiểm soát nội bộ.
Mạnh Vãn Châu làm Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei cho đến lúc bị bắt ở Canada. Bà có nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ khi Huawei bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt Iran và hỗ trợ hoạt động gián điệp của Trung Quốc, theo cáo buộc của Washington.
Ái nữ mang họ mẹ
Mạnh Vãn Châu đã lấy họ mẹ một thời gian trước khi cha mình kết hôn lần hai. Tuy vậy, theo BBC, nhiều con cháu các nhân vật có thế lực ở Trung Quốc khi tham gia kinh doanh hoặc xuất ngoại thường dùng họ mẹ để giữ sự kín đáo.
Bà Mạnh Vãn Châu và cha Nhậm Chính Phi đều là những nhân vật kín tiếng. |
Là người kín tiếng, bà Mạnh không trả lời phỏng vấn từ lâu và ít thông tin được biết đến về gia đình bà. Chỉ một lần Mạnh Vãn Châu tiết lộ có con trai. Tuy thế, bà có cô em gái cùng cha khác mẹ khá nổi tiếng trong giới thời trang. Con gái của ông Nhậm Chính Phi từ cuộc hôn nhân thứ hai có tên là Annabel Yao năm nay 21 tuổi, tốt nghiệp Đại học Harvard nhưng làm người mẫu và múa ballet. Theo các báo Hong Kong, cũng lấy họ mẹ, cô Annabel Yao xuất hiện trong giới thời trang "con nhà giàu" ở châu Âu thời gian gần đây.
Tin Mạnh Vãn Châu bị bắt làm cổ phiếu của Huawei sụt giảm ngay lập tức, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chỉ trong giai đoạn tạm hòa hoãn.
Bắc Kinh đã yêu cầu Canada trả tự do ngay cho công dân của họ, trong khi Washington thì yêu cầu dẫn độ sang Mỹ để xét xử. Chính phủ Trung Quốc gọi vụ bắt giữ này là "vi phạm nhân quyền".
Vụ bắt giữ Mạnh Vãn Châu xảy ra khi Mỹ đang xúc tiến một số vụ kiện nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc, với những cáo buộc như trộm cắp an ninh mạng và vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran.
Ngày 13/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký lệnh cấm sử dụng các công nghệ của Huawei và ZTE trong Chính phủ Mỹ và các nhà thầu cung cấp dịch vụ cho nhà nước. Quyết định này là một phần của đạo luật ủy quyền quốc phòng Mỹ. Việc sử dụng công nghệ của hai hãng viễn thông lớn nhất Trung Quốc cho bộ máy chính phủ được nhiều người Mỹ xem là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Theo Baotintuc
Bộ Thương mại Trung Quốc là một trong những cơ quan có vai trò "tiền tuyến" trong các cuộc đối thoại và đàm phán về thương mại với Mỹ.