TheếnsựUkraineThếgiớiđangsavàocuộcchiếntàichílịch âm tháng 10o tạp chí New Statesman, giới phân tích ở phương Tây có lẽ đã không nghĩ cuộc chiến lại tiến triển như vậy, mà cho rằng Ukraine sẽ phải buông và quân Nga sẽ tràn vào Kiev. Sau đó, phương Tây sẽ áp các đòn trừng phạt kinh tế, buộc Moscow phải chấp nhận một phiên bản sửa đổi của thỏa thuận Minsk, ký năm 2015, được cho là sẽ chấm dứt giao tranh giữa Kiev và phe ly khai thân Nga ở vùng Donbass phía đông.
Các nhà đầu tư đang cố gắng tìm hiểu tác động của cấm vận nhằm vào Nga đối với các thị trường. Ảnh: NY Times |
Dù khủng hoảng ở Ukraine tiến triển theo viễn cảnh nào, phương Tây đã dự tính tung các đòn cấm vận hậu chiến trong tình cảnh Ukraine bị chiếm đóng, và mọi thứ vẫn tiếp diễn, cũng như nguồn cung cấp năng lượng từ Nga tới Mỹ và các nước châu Âu. Nhưng sự kháng cự của người Ukraine đã có tác động lớn đến dư luận toàn cầu. Nó cũng là minh chứng cho thấy các sự kiện chiến trường có thể làm thay đổi lịch sử, đặc biệt khi được tiếp sức bởi mạng xã hội.
Sức tự cường của Ukraine đã dẫn tới tâm lý bất bình với Nga ở nhiều nước châu Âu, thu hút hàng trăm nghìn người xuống đường phản đối. Nhiều chuyên gia cũng nhận ra họ đã đánh giá thấp Ukraine. Và nhận thức này đã làm thay đổi những tính toán về địa chính trị. EU, NATO và nhiều quốc gia riêng rẽ đồng loạt đưa ra những quyết định mà ít người nghĩ đến. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thậm chí lên tiếng về việc Ukraine gia nhập EU.
Trong lĩnh vực kinh tế, Mỹ và châu Âu đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt mà trước đây chưa từng được xem xét. Việc đóng băng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga đã dẫn đến xung đột ở trung tâm của hệ thống tiền tệ quốc tế. Nếu dự trữ của ngân hàng trung ương của một thành viên G20 được ủy thác vào các tài khoản của một ngân hàng trung ương G20 khác không phải là điều bất khả xâm phạm, thì chẳng có gì trong thế giới tài chính là bất khả xâm phạm. Và thế giới đang rơi vào một cuộc chiến tài chính.
Từ đầu tuần này, tin tức về các lệnh trừng phạt bắt đầu tác động đến nền kinh tế Nga. Bên cạnh những diễn biến khó lường trên chiến trường, một điểm gây chú ý là một cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế đang lan tỏa ở nước này. Giới chức ở Moscow bắt đầu chặn dòng vốn tháo chạy. Các nhà đầu tư phương Tây cho biết họ muốn rút đi nhưng lại bị mắc kẹt. Nga đang đáp trả cuộc chiến kinh tế của phương Tây bằng cuộc chiến kinh tế của chính mình.
Sau dồn đập những diễn biến liên quan Ukraine, phương Tây có vẻ đang dần tỉnh táo hơn. Các ranh giới bao quanh cuộc xung đột dường như đang được tái lập.
Tính đến 1/3, các cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra về việc loại bỏ những ngân hàng nào của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế Swift. Dầu lửa và khí đốt vẫn tuôn chảy. Người châu Âu vẫn tỏ ra kiềm chế, còn Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ giữ giá xăng dầu trong tầm kiểm soát. Một số nước thành viên NATO có thể cung cấp máy bay cho Ukraine nhưng họ sẽ không cho phép sử dụng các căn cứ của mình. Và liên minh sẽ không trực tiếp tham gia.
Có rất nhiều lý do thuyết phục cho những biện pháp kiềm chế như vậy. Đặc biệt là, một sự leo thang hạt nhân nếu xảy ra sẽ rất kinh hoàng và viễn cảnh này phải bị ngăn chặn bằng mọi giá.
>>> Cập nhật chiến sự tại Ukraine hiện nay trên VietNamNet
Thanh Hảo
Những kịch bản có thể xảy ra với khủng hoảng ở Ukraine
Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng – không chỉ cho Kiev mà còn cho cả Điện Kremlin.
Xung đột Nga - Ukraine: Chiến sự cục bộ hay chiến tranh tổng lực?
Có góc nhìn cho rằng, phải là cuộc đối đầu trong đó Nga một bên, Mỹ, NATO và Ukraine một bên, không chỉ là sự ủng hộ về mặt chính trị mà tham chiến cùng nhau thì mới gọi là cuộc chiến tổng lực…